Thông Tin Bên Lề

Nhạc xuân

Tháng Thánh Giuse

HÃY KẾT BẠN VỚI

Ảnh

Liên kết web

VIDEO GIÁO XỨ

CHA QUẢN XỨ

HÃY NHANH TAY

1
GIÁO XỨ LÀNG RÀO

Magazine

Smoke

Natural

Feature

Video News

You are here

Bài giảng của ĐGM Phaolô trong thánh lễ Truyền Dầu và khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh

Phải chăng hành động tri ân cảm tạ hay nhất là can đảm noi gương các ngài tiếp tục sứ vụ loan báo Tin Mừng? Về điểm nay, tạ ơn Chúa, trong thời gian gần đây, một số nơi đã bắt đầu hân hoan cử hành nghi thức gia nhập Đạo Chúa cho những người lớn. Đặc biệt, nhiều người trẻ gốc Vinh đã gia nhập các giáo phận hay Dòng tu quốc tế và hiện đang có mặt ở khắp năm châu, bốn bể. Tuy nhiên, một số giáo xứ hầu như vẫn giẫm chân tại chỗ và vẫn loay hoay bảo vệ “cách giữ Đạo và tập tục cũ” hơn là kiếm tìm sáng kiến mới để “sống Đạo” và “truyền Đạo”. Vì vậy, câu hỏi của Đức Thánh Cha đang tiếp tục chất vấn chúng ta: Tại sao chưa lên đường? Chúng ta còn chờ gì nữa?




TRI ÂN QUÁ KHỨ
CHẤN HƯNG HIỆN TẠI
VÀ TIẾP BƯỚC CÁC CHỨNG NHÂN TIN MỪNG
(Bài giảng của Đức cha Phaolô trong thánh lễ Truyền Dầu và khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh)

Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, vào dịp Lễ Dầu, đại diện tất cả thành phần Dân Chúa trong giáo phận qui tụ về Nhà Thờ Chính Tòa để kỷ niệm sự kiện Đức Giêsu chia sẻ chức vụ tư tế của Ngài cho các Tông đồ và ngang qua các ngài cho tất cả các linh mục. Trong ngày trọng đại này, cộng đoàn Dân Chúa được mời gọi cầu nguyện cho các mục tử của mình. Có lẽ suốt dọc lịch sử của Giáo phận, chưa bao giờ chúng ta cử hành Lễ Dầu với nhiều dấu ấn và niềm vui đặc biệt như năm nay. Thật vậy, đây là Năm Phúc-Âm-Hóa Cộng Đoàn, Năm Thánh Đời sống Thánh Hiến, Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và Năm Thánh 170 Năm Thành Lập Giáo Phận Vinh.
Nhưng, bất chấp niềm vui và hồng ân khác thường ở trên, chúng ta cần ý thức rằng Lễ Dầu không bao giờ là một ngày lễ hội theo kiểu “hằng năm cứ hẹn lại lên”. Trái lại, đây là một cơ hội đặc biệt để hoán cải, đổi mới cuộc đời và khởi đầu một giai đoạn mới dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Các linh mục được mời gọi lặp lại lời hứa “xin vâng” trong ngày Thụ phong và can đảm nhìn lại chính mình. Biết bao nợ nần trả chưa xong? Nợ Chúa, nợ Giáo Hội, nợ Anh Chị Em tín hữu? Một linh mục đã bộc lộ tâm sự đó qua vần thơ ngọt ngào:
Ôi linh mục ! Một cuộc đời mắc nợ !
Đến bao giờ mới trả cho xong?
Nhìn lại chính mình : Ôi kiếp phận long đong
Nợ lời cam kết từ thuở lên bàn thánh.
Nợ bài Thánh Vịnh chưa tròn của giờ Kinh Sáng
Nợ những giờ Chầu Thánh Thể chiều đông
Mắc nợ người nghèo bàn tay thân mật,
Mắc nợ những em thơ ánh mắt dễ thương…
Nợ đức khó nghèo, nợ lòng trong trắng,
Để nêu gương thánh thiện cho đời…
Nợ những bước chân của trưa nắng gắt, của chiều đông lạnh,
Để về thăm bao địa chỉ khó nghèo,
Những cụ già, những bệnh nhân trong xó tối hẩm hiu…
Khao khát chờ mong, chỉ một lần gặp người mục tử! 
(Lm TĐH)
Trong ý nghĩa đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tha thiết nài xin Chúa Giêsu để lời nguyện cầu thuở xưa của Ngài cho các Tông Đồ cũng được thể hiện nơi tất cả các linh mục đang hiện diện ở đây: “Cũng như Cha đã sai Con đến trần gian, thì Con cũng thế, Con cũng đã sai họ đến trần gian. Vì họ, Con xin thánh hiến chính mình Con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 17-19).
Khi tuyên bố: “Vì họ, Con xin thánh hiến chính mình Con”, Đức Kitô đã đương nhiên tự xem mình vừa là tư tế, vừa là lễ vật và hiến tế. Mầu nhiệm cứu độ nói chung, cũng như nguồn gốc chức linh mục nói riêng đều hàm chứa trong đó. Cũng như Đức Kitô, các linh mục thừa tác phải tự hiến mình cho Thiên Chúa và cho anh chị em nhân loại. Kinh nguyện Thánh Thể II lấy lại cách trình bày của Đệ Nhị luật để mô tả nhiệm vụ của các linh mục thừa tác là người “ứng trực trước tôn nhan Chúa và phụng sự Ngài”. Vì vậy, Bí tích Thánh Thể luôn luôn phải là trung tâm của đời linh mục.
 “Xin Cha hãy thánh hiến họ”. Chữ thánh hiến nói đây có nghĩa là dâng hiến trọn vẹn một cái gì hay người nào đó cho Thiên Chúa; kéo họ ra khỏi những toan tính thường tình hay khung cảnh tự nhiên của đời thường để dẫn đưa họ vào cảnh vực thần linh. Như vậy, “Xin Cha hãy thánh hiến họ” có nghĩa là xin Cha lấy ra khỏi thế gian để dâng hiến trọn vẹn cho Cha. Mặc dù các linh mục thừa tác là con người và là thành phần của của cộng đoàn Dân chúa, nhưng một khi được Thiên Chúa thánh hiến thì họ được kéo ra khỏi những toan tính và sinh hoạt thường tình của đời thường để triệt để thuộc về Chúa và phục vụ anh chị em. Họ phải hoàn toàn trở nên một với Đức Kitô và có khả năng nhận diện được khuôn mặt muôn hình vạn trạng của Người nơi những ai đau khổ, lầm than, đói rách…
Lời nguyện thánh hiến không phải chỉ cho các Tông đồ, mà còn cho tất cả tư tế trong suốt lịch sử cứu độ. Bởi vì, “do bí tích Truyền Chức Thánh được Thiên Chúa thiết lập, một số Kitô hữu được đặt làm thừa tác viên có chức thánh, nhờ được ghi ấn tích không thể xóa nhòa, như thế họ được thánh hiến và được chỉ định, mỗi người tùy theo cấp bậc của mình, để hướng dẫn đoàn dân Chúa, bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và lãnh đạo nhân danh Đức Kitô là Đầu” (Gl 1008).
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý chúng ta về hồng ân của Bí tích Rửa tội, nhờ đó chúng ta được làm Con Chúa và ý nghĩa phục vụ của chức tư tế thừa tác. Theo Ngài, “chức tư tế thừa tác là phương tiện Chúa Giêsu dùng để phục vụ dân Ngài, nhưng phẩm giá cao cả của chúng ta bắt nguồn từ bí tích Rửa tội, mà mọi người có thể lãnh nhận. Việc đồng hóa linh mục với Đức Kitô là đầu – nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng – không có nghĩa là đặt linh mục lên trên những người khác. Trong Hội Thánh, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác”… Thậm chí khi chức năng của chức linh mục thừa tác được coi là thuộc “phẩm trật”, ta vẫn phải nhớ rằng “nó hoàn toàn được qui hướng về sự thánh thiện của các chi thể Đức Kitô”. Chìa khóa và trục của chức tư tế này không phải là quyền lực hiểu như là thống trị, nhưng là quyền để được phục vụ và cử hành bí tích Thánh Thể. Nguồn gốc quyền bính của chức linh mục luôn luôn là sự phục vụ Dân Thiên Chúa” (EG 104).
Đức Thánh Cha mạnh mẽ chỉ trích “thứ giáo sĩ trị quá đáng, đẩy giáo dân sang bền lề các quyết định” (EG 101). Mặc dầu, giáo dân là thành phần đông đảo nhất trong Dân Thiên Chúa, nhưng sự hiện diện và dấn thân của họ còn quá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân gây nên thảm trạng này, nhưng nguyên nhân chính là vì giáo dân không được đào tạo để đảm nhận những trách nhiệm quan trọng, hay vì họ không tìm được chỗ đứng thích hợp trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha ước mong giáo sỹ biết lắng nghe giáo dân và nới rộng không gian cho họ được hiện diện nhiều hơn trong cơ cấu Giáo Hội.  
Hơn nữa, công cuộc Tân Phúc Âm hóa đòi hỏi phải đổi mới tầm nhìn, phương pháp, ngôn ngữ, lòng nhiệt thành, đặc biệt phải có một cách hiểu mới về vai trò của mỗi Kitô hữu. Mọi Kitô hữu phải là nhà truyền giáo theo mức độ họ đã gặp gỡ tình thương của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không nên tiếp nối mình là “những môn đệ” và “người truyên giáo”, nhưng đúng hơn, chúng ta luôn luôn là những “môn đệ truyền giáo”. Chúng ta hãy nhìn vào những môn đệ đầu tiên, vì vừa khi bắt gặp cái nhìn của Đức Giêsu, các ông đã vui vẻ ra đi loan báo về Ngài: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mesia”. Người phụ nữ Samaria đã trở thành người loan báo Tin Mừng ngay sau khi nói chuyện với Đức Giêsu và nhiều người Samaria đã tin Ngài “vì lời chứng của người phụ nữ” (Ga 4,39). Thánh Phaolô cũng vậy, sau khi gặp Đức Giêsu, “lập tức lên đường rao giảng về Ngài ” (Cv 9,20). Vậy chúng ta còn chờ gì nữa?” (EG 120). 
 Trên Logo “Năm Thánh 170 Năm Thành Lập Giáo Phận Vinh”, nổi bật hình ảnh một con thuyền đang lướt sóng, giữa là cây Thánh giá, còn hai bên là hai cánh buồm căng gió với con số 1629 hiện rõ trên đó. Đây là hình ảnh con thuyền đầu tiên đã đưa các vị thừa sai đến Nghệ - Tĩnh – Bình vào năm 1629. Trong Kinh Năm Thánh, chúng ta cũng cảm tạ Chúa đã sai các nhà truyền giáo đến loan báo Tin Mừng cứu độ cho quê hương đất nước và chúng ta khẩn khoản nài xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất mọi thành phần trong giáo phận để hăng say loan báo Tin Mừng cho nhiều người hơn.
Phải chăng hành động tri ân cảm tạ hay nhất là can đảm noi gương các ngài tiếp tục sứ vụ loan báo Tin Mừng? Về điểm nay, tạ ơn Chúa, trong thời gian gần đây, một số nơi đã bắt đầu hân hoan cử hành nghi thức gia nhập Đạo Chúa cho những người lớn. Đặc biệt, nhiều người trẻ gốc Vinh đã gia nhập các giáo phận hay Dòng tu quốc tế và hiện đang có mặt ở khắp năm châu, bốn bể. Tuy nhiên, một số giáo xứ hầu như vẫn giẫm chân tại chỗ và vẫn loay hoay bảo vệ “cách giữ Đạo và tập tục cũ” hơn là kiếm tìm sáng kiến mới để “sống Đạo” và “truyền Đạo”. Vì vậy, câu hỏi của Đức Thánh Cha đang tiếp tục chất vấn chúng ta: Tại sao chưa lên đường? Chúng ta còn chờ gì nữa?
Cuối cùng, trong Năm Thánh Lòng Chúa thương xót, một lần nữa Đức Thánh Cha nhắn nhủ tất cả các Kitô hữu và đặc biệt các mục tử phải là những con người của lòng thương xót, nhất là khi thi hành bí tích giải tội. Đặc biệt, “Tòa Ân Giải Tối Cao tha thiết mời gọi các linh mục đã được ban năng quyền giải tội, vì đức ái mục tử, quảng đại dấn thân vào việc cử hành Bí tích Hòa Giải và thường xuyên trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân”. Theo gương Thầy Chí Thánh, linh mục phải là một người đầy lòng trắc ẩn và luôn xót thương. Con người hôm nay đang chờ mong nơi chúng ta niềm cảm thông, những lời ủi an, sự hướng dẫn tận tình, khích lệ và tha thứ. Chúng ta được mời gọi trở thành những bàn tay nối dài của Thiên Chúa để xoa dịu những nỗi thương đau, để chúc lành và tha thứ.

Xin Thiên Chúa cho chúng ta trung thành với ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tu sỹ và linh mục của mình để hăng say sống và loan báo Tin Mừng. AMEN

jbnvhoat0809

We are.., This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply