Thông Tin Bên Lề

Nhạc xuân

Tháng Thánh Giuse

HÃY KẾT BẠN VỚI

Ảnh

Liên kết web

VIDEO GIÁO XỨ

CHA QUẢN XỨ

HÃY NHANH TAY

1
GIÁO XỨ LÀNG RÀO

Magazine

Smoke

Natural

Feature

Video News

Chúa nhật XXVII thường niên (A) - Lễ Mẹ Mân Côi: Các bài suy niệm và chú giải Lời Chúa

Kinh Kính Mừng là lời chào mang lại Tin Mừng bởi vì Tin Mừng đã được khởi đầu từ đó. Với hai tiếng "xin vâng" đầy tin tưởng và phó thác, Đức Maria đã cưu mang Con Chúa nhập thể, Đấng đem Ơn Cứu Độ cho nhân loại. Lời chào mừng của sứ thần Gabriel cũng được Thiên Chúa gởi đến với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên điều quan trọng đó là thái độ đáp lại của chúng ta. Liệu chúng ta có sẵn sàng xin vâng, có sẵn sàng mang Đức Kitô trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình hay không? Liệu chúng ta có chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa hay không? Chúng ta có biết rằng mỗi lần đọc kinh Mân Côi là một lần chúng ta đi vào niềm vui của Mẹ, niềm vui có Chúa ở cùng hay không?...


Suy niệm Lời Chúa 

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN - A

Lời Chúa: Is. 5, 1-7; Pl. 4, 6-9; Mt. 21, 33-43

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Lời Chúa: Cv. 1, 12-14; Gl. 4, 4-7; Lc. 1, 26-38
------†------


CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
  1. Vườn nho
Qua dụ ngôn những người tá điền nổi loạn chúng ta thấy ông chủ tượng trưng cho Thiên Chúa đã rào giậu và chăm sóc cho vườn nho của mình. Còn những tá điền nổi loạn chính là dân Do Thái, dân tộc đã được Thiên Chúa chọn lựa và trao ban cho muôn vàn hồng ân. Còn các đầy tớ được sai đến là các tiên tri. Nhờ các tiên tri mà Thiên Chúa biểu lộ thánh ý của Ngài cho họ, thế nhưng họ đã đối xử dã man và tàn bạo đối với những người được Thiên Chúa sai đến. Nào là đánh đập, nào là giết đi.
Sau cùng ông chủ đã phải sai phái chính người con trai duy nhất của mình đến với họ, để tỏ cho họ thấy lòng nhân từ thương xót vô biên của Ngài, nhất là sau những biến cố đáng buồn đã xảy ra. Người con duy nhất này là hình ảnh tượng trưng cho Đức Kitô, Đấng đã bị họ giết chết trên thập giá. Cái chết khổ đau này làm cho Ngài liên tưởng tới lời thánh vịnh 118: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường, đó là việc Thiên Chúa đã làm và thực lạ lùng dưới mắt chúng ta. Tảng đá góc tường là nơi câu móc những bức tường của toà nhà, nó nắm giữ một vai trò, một vị trí rất quan trọng.
Cuối cùng Thiên Chúa đã phải bỏ rơi dân Do Thái, để chọn cho mình một dân riêng mới, đó là Giáo Hội, để đem lại cho Ngài nhiều hoa trái.
Câu chuyện trên cũng làm cho chúng ta nhớ tới hinh ảnh vườn nho của tiên tri Isaia. Vườn nho này được chủ hết sức chăm sóc với hy vọng sẽ có được những trái nho đặc biệt, thế nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược, khiến cho chủ phải nổi giận: Còn việc gì nữa mà Ta đã không làm cho vườn nho của Ta. Ta mong ước có được những trái ngon trái ngọt, vậy tại sao nó chỉ cho toàn những trái chua trái dại?
Còn chúng ta thì sao? Phải chăng tâm hồn chúng ta chỉ là một cây nho cằn cỗi? Thiên Chúa cũng đã đổ xuống cho chúng ta biết bao nhiêu ơn lành hồn xác, thế mà con người chúng ta vẫn không thể đâm bông kết trái. Có lẽ chúng ta cần phải dừng lại, để hồi tâm xét mình, kiểm điểm lại cuộc sống, trước khi nó đã quá muộn.
Nếu như chúng ta trung thành phụng sự Chúa, thì chúng ta không có chi phải lo buồn sầu khổ. Trái lại, nếu chúng ta đã có những thái độ và một nếp sống như dân Do Thái ngày xưa, thì chắc hẳn, trong giờ phút sau hết, Thiên Chúa cũng sẽ loại bỏ chúng ta và trao ban Nước Trời cho những người khác là những người biết đâm bông và kết trái. 
  1. Thợ vườn nho
Dụ ngôn những thợ vườn nho phản loạn thuộc vào loại các dụ ngôn Chúa dùng để tỏ lộ thân thế của Ngài là Đấng Thiên Sai. Dụ ngôn này cũng cho thấy sự cô đơn bi thảm của Chúa Giêsu, khi bị dân Ngài loại bỏ.
Như thường lệ Chúa Giêsu cấu tạo dụ ngôn từ các thực tại mà Ngài nghe thấy trước mắt. Trong xứ Galilêa thời ấy, những điền chủ bỏ tiền vào việc trồng nho. Họ giao cho thợ làm vườn nho trông coi rồi trả lương. Đôi khi họ đi vắng xa, chẳng hạn như ra nước ngoài, và để quan lý mùa màng, họ sai những đầy tớ đến với những người thợ làm vườn. Theo luật Do Thái, nếu chủ một thửa đất chết đi mà không có người thừa kế, thì thửa đất ấy sẽ thuộc về người nào chiếm ngụ đầu tiên. Điều này làm cho chúng ta hiểu được lý luận của các thợ làm vườn nho: Đứa con thừa tự đây rồi, nào hãy giết nó đi và chúng ta sẽ chiếm được gia tài của nó. Quả thực, người con thừa tự mà chết, đất sẽ thành vô chủ và thuộc quyền những kẻ cư ngụ.
Qua dụ ngôn này và qua đoạn kế tiếp với hình ảnh viên đá góc bị thợ xây loại bỏ, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: Chính Ngài là người con bị bọn thợ làm vườn nho giết đi, chính Ngài là viên đá góc bị thợ xây loại bỏ.
Một cách quyết liệt, dụ ngôn đã đưa ra câu hỏi sau đây: Làm sao giới hữu trách của dân Do Thái lại đi tới chỗ loại bỏ Đấng thiên sai? Tôi xin thưa vì họ đã buông thả theo bản năng chiếm hữu của họ. Chủ vườn nho là Thiên Chúa, thủ lãnh duy nhất của họ. Thế nhưng tinh thần chiếm hữu của họ hệ tại việc áp đặt quan niệm riêng của họ về lề luật. Họ dùng lề luật để thống trị dân, họ còn có cao vọng dùng dân tộc của họ để lên ngôi thống trị thế giới. Các vị tiên tri đã đến để nhắn nhủ họ, nhưng tất cả đều bị họ giết chết, và sau cùng họ đã đi tới chỗ loại bỏ Đấng Thiên Sai, Con Một của Thiên Chúa. Thay vì phục vụ cho lề luật và dân chúng thì họ đã chiếm hữu, coi mình là chủ của lề luật và của dân chúng.
Còn chúng ta thì sao, liệu chúng ta có thoát khỏi thái độ tự coi là người làm chủ của Tin Mừng, của chân lý hay không? Làm thế nào để phục vụ Phúc Âm mà không chiếm hữu? Tôi xin thưa bằng cách để cho tinh thần Phúc Âm thấm nhập vài cải tạo chúng ta, chứ chúng ta không đọc Phúc Âm, rồi sau đó ngồi sắp xếp Phúc Âm theo ý riêng của chúng ta. Ngày xưa các thầy thông luật đã lèo lái niềm trông đợi của dân chúng tới những ước vọng thống trị trần gian. Ngày nay cũng không thiếu gì những người muốn lợi dụng Phúc Âm để quảng cáo cho một hệ thống chính trị hay một quan niệm xã hội. Chúng ta không có quyền sử dụng và dùng Phúc Âm vào một mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu đi đến Đức Kitô. Nhiều người muốn chiếm hữu Phúc Âm để mưu cầu lợi ích riêng tư, để rồi cuối cùng đã đi đến chỗ phủ nhận con người Đức Kitô. Tin Mừng mời gọi chúng ta xây dựng cuộc sống trên viên đá góc là Đức Kitô, Đấng chúng ta tìm kiếm và yêu mến, chứ không nên lèo lái Ngài và Tin Mừng của Ngài vào những ý đồ riêng tư của mình. 
  1. Tá điền và vườn nho
Nếu ruộng lúa, nương khoai, khóm trúc và con trâu là những hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam, thì người Do Thái cũng có những hình ảnh thân thương đối với họ, đó là đàn chiên và vườn nho.
Thực vậy, Chúa Giêsu sinh ra là người Do Thái, cũng đã thừa hưởng nền văn hóa con chiên và cây nho ấy. Ngài đã dùng những hình ảnh quen thuộc đó để nói lên quan điểm của Ngài đối với mối tương giao giữa Thiên Chúa và Israel, cũng như mối tương giao giữa bản thân Ngài đối với các tín hữu của mình…
Chẳng hạn trong Tin Mừng theo thánh Gioan thì Chúa Cha là người trồng nho, bản thân Ngài là cây nho còn các môn đệ là ngành nho. Điều Ngài muốn truyền dạy là chúng ta phải sống gắn bó mật thiết với Ngài.
Thế nhưng trong Tin Mừng theo thánh Matthêu thì hình ảnh cây nho hay nói đúng hơn hình ảnh vườn nho được khai thác cho một đề tài khác.
Chúa Giêsu đã nói tới lòng tốt của ông chủ vườn nho không những sẵn sàng thuê mướn mọi người, nhất là những kẻ thất nghiệp, kém may mắn, mà còn trả công đồng đều cho cả những kẻ làm việc ít giờ nhất.
Ngài cũng đã nói tới những tá điền, là những người quản lý có trách nhiệm canh tác vườn nho để giao nộp hoa lợi cho chủ. Nhưng họ đã phản bội, đã đánh đập các sứ giả và đã giết chết chính người con của chủ. Để rồi, chủ đã phải lấy lại vườn nho mà trao cho người khác quản lý, tức là Giáo Hội.
Hôm nay, khi đọc lại dụ ngôn này, chúng ta sẽ ung dung tự nhủ: Do Thái là Do Thái và Giáo Hội là Giáo Hội Chúa đã trao đoàn chiên cũng như vườn nho của Ngài cho Giáo Hội, người quản lý cuối cùng mà Chúa đã chọn, vì thế không còn gì phải lo sợ: Làm thế nào mà Giáo Hội lại có thể giết hại các tôi tớ Chúa và cướp đoạt vườn nho Chúa được.
Thế nhưng chúng ta không nên lạc quan với những nhận định trừu tượng và lý thuyết trên đây mà phải nhìn vào thực tại trước mắt: Và thực tại trước mắt cho thấy Giáo Hội chính là chúng ta. Cộng đoàn dân Chúa, gồm những con người bằng xương bằng thịt, mới chỉ được mời gọi và được ban ơn sủng để nên thánh, hay nên hoàn thiện, nhưng thực tế thường chưa thánh, chưa hoàn thiện, do đó vẫn còn có thể có những kẻ lười biếng không chịu làm việc trong vườn nho, tệ hơn nữa vẫn còn có thể có những kẻ hung ác đánh đập, hành hạ và thậm chí giết hại những người tôi trung của Chúa, những người làm vườn tốt, để chiếm lấy vườn nho cho mình. Chính những ngôn ngữ chúng ta thường dùng cũng tố cáo sự chiếm đoạt có khi là vô ý thức đó.
Thực vậy, chúng ta chẳng thường nói: Con chiên của tôi, nhà thờ của tôi, giáo xứ của tôi, Giáo Hội của tôi. Trong khi đúng ra phải nói là con chiên của Chúa, nhà thờ của Chúa, giáo xứ của Chúa, Giáo Hội của Chúa.
Nhìn vào vườn nho Chúa, chúng ta thấy không thiếu những cây nho cành lá xum xuê mà chẳng sinh được một trái. Cũng chẳng thiếu những cành nho khô héo èo uột vì chỉ còn dính hờ vào thân cây.
Điều đáng buồn hơn nữa là cũng chẳng thiếu gì những tá điền, những người quản lý đã chiếm đoạt vườn nho Chúa làm gia nghiệp riêng của mình. Họ mặc sức khai thác tùy theo ý muốn, miễn sao có lợi cho mình. Không thiếu những kẻ chỉ lo rào dậu, xây tường và kiến tạo những bồn đạp nho, nhưng lại chẳng chăm sóc gì đến cây nho, khiến vườn nho Chúa mọc lên những cỏ dại và gai góc. 

jbnvhoat0809

We are.., This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply