Thế giới hôm nay tề tựu ở Johannesburg để tỏ lòng ngưỡng mộ Nelson Mandela.
Các nhà lãnh đạo thế giới, hoàng gia, những nhân vật nổi tiếng và hàng triệu người dân Nam Phi đã tụ tập để tôn vinh con người đã mang lại nền dân chủ và hỏa giải cho Nam Phi, và đã trở thành một biểu tượng cho những phần còn lại của thề giới.
Trong bài phát biểu của mình tại sân vận động FNB ở Soweto, nơi tưởng niệm được tổ chức, tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi Mandela là một “người không lồ trong lịch sử.”
Cũng có sự hiện diện của Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, được Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm làm đặc phái viên tham dự buổi lễ tưởng niệm chính thức cựu Tổng thống Cộng Hòa Nam Phi, ông Nelson Mandela đã qua đời vào hôm thứ Năm, ở tuổi 95.
Đối với những người không thể có mặt tại sân vận động Soweto, những màn hình không lồ sẽ được đặt trên toàn quốc để mọi người có thể theo dõi.
Phóng viên Linda Bordoni của Đài Phát thanh Vatican đã có cuộc tiếp chuyện với Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám mục Durban, ngài cho biết dân tộc này đã mang nặng lòng biết ơn những gì mà Madiba đã tiêu biểu, và đối với những điều mà ông đã làm cho đất nước mình, cho nhân dân mình và cho tương lai của họ.
Đức Hồng Y Napier đã kể rằng để xây dựng một quốc gia đa sắc thái và giả vờ một xã hội dân chủ, tầm nhìn tinh tế của Nelson Mandela đã khiến ông “rời bỏ địa vị với chính đảng của mình để tiến hành những cuộc đàm phán” mà ông đã thực hiện với “tầm nhìn tinh tế của người nhiệt thành Nam Phi ông muốn phơi bày ở những cuộc đàm phán đó – một đất nước nơi mà mọi người sẽ được tôn trọng, chấp nhận, thậm chí yêu thương nhau như anh em hay chị em. Và do đó, Nam Phi mà ông mơ ước sẽ là một Nam Phi tràn đầy ‘Ubuntu’ hay ‘nhân đạo’, cảm thông, tôn trọng lẫn nhau.” Ngài nói thực tế mà “ông đã chia sẻ giấc mơ đó với rất nhiều người khiến cho cảm thức tràn đầy của lòng biết ơn đối với những gì mà Nelson Madela đã làm cho chúng ta, và vì chúng ta.”
Đức Hồng y Napier thừa nhận rằng dù Mandela không phải là người Công Giáo, nhưng phần lớn những gì ông đã làm và tiêu biểu rất phù hợp với giáo huấn xã hội Công Giáo.
Ngài nói rằng Giáo huấn Công Giáo “giải mã những gì là những ý tưởng tối cao trong trái tim nhân loại và tinh thần nhân loại.” Và ngài nói “chắc chắn, khi chúng ta nhìn vào cách mà Mandela quan hệ với mọi người, ấn tượng ban đầu mà bạn nhận được là mối quan hê với ông “con người này đang làm cho tôi cảm được tính nhân loại,” “con người này đang chỉ cho tôi đến mức mà tôi không thể nhưng tôn trọng bản thân và trong quá trình tôn trọng bản thân, hãy tôn trọng người khác trong cùng một cung cách ông đã tôn trọng tôi.” Hai nữa, Đức Hồng y Napier chỉ ra rằng – “toàn bộ ý tưởng của sự ăn năn và hòa giải: điều đó không mấy được phổ biến trong chính trị. Nhưng đó là những gì Mandela truyền đạt khi ông bắt đầu các cuộc đàm phán: để thay đổi, chúng ta phải thay đổi chính chúng ta để bắt đầu thay đổi những người khác và thay đổi hoàn toàn tình thế - các giá trị Công Giáo đích thực, các giá trị Ki-tô giáo đích thức, các giá trị nhân loại đích thực…”
Đức Hồng y kết luận cảm ơn cả thế giới vì nhắc nhở chúng ta những gì mà một nhân vật vĩ đại Nam Phi đã làm ra, và thức tỉnh chúng trước một thực tế rằng “nếu bạn muốn một người tuyệt vời chi phối đến bạn, cách tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng trở thành như người tuyệt vời đó. Và đó là những gì tôi nghĩ thế giới đã làm cho chúng ta đang đến với Nam Phi với số lượng lớn như vậy: thể hiện lòng ngưỡng mộ với ông Mandela nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng điều đó có thể được thực hiện như vậy trong thời đại của chúng ta và trong tương lai của chúng ta…”
Jos. Tú Nạc, NMS
Không có nhận xét nào: