LR - Vừa qua, ngày 13/6/2014, Thánh lễ mừng kính Thánh An-tôn đã
được tổ chức long trọng tại Giáo xứ Làng Rào. Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, do bời trời mưa kéo dài suốt 3 ngày 11,12,13/6. thế nhưng mọi công tác chuẩn bị đều được cha quản xứ Giuse Phạm Hòa chỉ đạo một cách sát sao.
THÁNH LỄ VỌNG TỐI 12/6/2014
Theo chương trình dự tính ban đầu, đoàn con giáo xứ sẽ cung nghinh tượng thánh quan thầy Anton vòng quang giáo xứ, sau đó là chương trình diễn nguyện Mừng Thánh Quân Thầy". Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, trời vẫn đổ mưa, cha quan xứ Giuse đã dâng thánh lễ vọng mừng thánh quan thầy vào tối trước ngày đại lễ.
Chia sẻ trong thánh lễ vọng, cha quản xứ Giuse đã kể câu chuyện "Thiên Chúa Quan Phòng" để mờ gọi cộng đoàn nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa qua lời bầu cửa của Thánh Anton.
"Có hai người bộ hành đi lên đường đi đến một phương
xa. Họ dùng một con lừa để chuyên chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang
theo một chú gà cồ. Và đêm đến họ đốt đuốc để soi đường.
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm. Họ gõ cửa khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành phải ra khỏi làng và tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời chiếu đất, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có tốt không?". Người bạn đồng hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp đốt lên ngọn đuốc thì một tiếng mạnh từ xa vang lại. Thì ra, chỉ trong chớp nhoáng, một chú sư tử đã đến cắn xé con lừa và mang đi. Vừa thương tiếc cho chú lừa, vừa lo sợ cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên cây để tránh tai họa.
Vừa tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố: "Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào trên chúng ta rồi. Chúa là Ðấng tốt lành".
Một vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới trèo cao hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Người bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào, thì người tín hữu ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh của con gà cồ lại một lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc bỗng tắt ngụm đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con người cứng lòng tin lại lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa của anh làm việc phụ trội trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết rằng đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài sản của dân làng. Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự toàn vẹn của mình, người tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho người bạn như sau: "Anh đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Giá như đêm hôm qua, chúng ta thuê được một chỗ trọ trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng không thoát khỏi tay của bọn cướp. Nếu cơn gió lớn không làm tắt ngọn đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn thấy chúng ta. Bạn thấy chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm. Họ gõ cửa khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành phải ra khỏi làng và tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời chiếu đất, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có tốt không?". Người bạn đồng hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp đốt lên ngọn đuốc thì một tiếng mạnh từ xa vang lại. Thì ra, chỉ trong chớp nhoáng, một chú sư tử đã đến cắn xé con lừa và mang đi. Vừa thương tiếc cho chú lừa, vừa lo sợ cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên cây để tránh tai họa.
Vừa tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố: "Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào trên chúng ta rồi. Chúa là Ðấng tốt lành".
Một vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới trèo cao hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Người bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào, thì người tín hữu ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh của con gà cồ lại một lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc bỗng tắt ngụm đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con người cứng lòng tin lại lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa của anh làm việc phụ trội trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết rằng đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài sản của dân làng. Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự toàn vẹn của mình, người tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho người bạn như sau: "Anh đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Giá như đêm hôm qua, chúng ta thuê được một chỗ trọ trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng không thoát khỏi tay của bọn cướp. Nếu cơn gió lớn không làm tắt ngọn đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn thấy chúng ta. Bạn thấy chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".
Ngài Kết luận: "Tin ở Thiên Chúa quan phòng không có nghĩa là bảo rằng tất cả mọi tai họa rủi ro xảy đến trong cuộc sống đều do Chúa gửi đến, nhưng có nghĩa là, khi đứng trước một bất hạnh mà mình không thể tránh khỏi, chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa thiện hảo và quyền năng đến độ có thể biến sự bất hạnh ấy thành khởi điểm của một hồng ân cao cả hơn.
Cũng như hôm nay, việc chúng ta không thể rược kiệu cung nghinh thánh Quan thầy, hay việc chúng ta không thể tổ chức Đêm diễn nguyện, phải chăng đó cũng là ý Chúa Quan Phòng.
THÁNH LỄ TRỌNG MỪNG THÁNH QUAN THẦY SÁNG 13/6/2014
Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, đường sá đi lại khó khăn, nhưng bà con giáo dân và khách hành hường ở các xứ lân cận như Quy hậu, Hậu Thành, Tân Diên...đã đổ về Thánh Đường Antôn Giáo xứ Làng Rào để hiệp dâng thánh lễ và xin ơn.
Ngược lại với số lượng khách "giáo dân" ít hơn so với những năm trước, cộng đoàn giáo xứ lại vui mừng hân hoan chứng kiến phép lạ của thánh Antôn trong ngày đại lễ, khi được đón tiếp quý Cha về đông đủ hơn mọi năm. Đặc biệt là sự hiện diện tôn quý cả ba cha tiền nhiệm trong cùng một thánh lễ: Cha tiền nhiệm số 1: Antôn Nguyên Thanh Đương - nay quản xứ Lâm Xuyên, cha tiền nhiệm số 2: Paul Nguyễn Đức Vĩnh - nay quản xứ Trung Nghĩa và cha tiền nhiệm số 3: An tôn Phạm Thế Hưng - nay quản xứ Lạc Sơn (cách gọi của cha Anton Phạm Thế Hưng trong lời phát biểu cuối lễ). ngoài ra còn có sự hiện diện của cha quản xứ Quy Hậu, cha quản xứ Tân Diên, cha quản xứ Hậu Thành, cùng quý thầy, quý Sơ và đông đảo quý khách.
Đúng 7 giờ 45, thánh lễ bắt đầu do cha tiền nhiệm số 1 Antôn Nguyễn Thanh Đường chủ
sự.
Chia sẻ trong thánh lễ, cha tiền nhiệm số 2 Paul Nguyên Đức Vĩnh đã nhắc lại cuộc đời và gương sáng của Thánh Antôn:
Ban đầu Ngài có ý định trở thành kinh sỹ, tuy nhiên Chúa quan phòng chọn Ngài theo một lý tưởng khác khi Ngài nghe tin các Cha sang Ma-rốc truyền giáo bị bắt bớ và sát hại. Từ đó Ngài ngỏ ý xin Bề trên đi truyền giáo và được chấp nhận, năm 1221 Ngài được mặc áo dòng Anh em Hèn mọn và đổi tên thành Antôn.
Ban đầu Thánh Antôn được sai đi truyền giáo tại Châu Phi, tuy nhiên Chúa lại muốn Ngài truyền giáo tại Italia khi tàu của Ngài bị bão đánh dạt vào đảo Si-xin. Tại đây trong tình thần vâng phục và yêu mếm Ngài vui vẻ tận tụy với công tác rửa bát, quét nhà. Nhưng Thiên Chúa muốn cho ngọn đèn của Người rực sáng để soi chiếu cho mọi người khi ở đây trọng một bữa ăn có sự hiện diện của các Cha Đa-Minh Ngài đã giảng một bài diễn văn hùng hồn, chứa đựng những tư tưởng cao siêu chan chứa sức sống với kiểu diễn đạt sáng sủa, hoa mỹ khi Ngài trích dẫn trong sách Kinh Thánh và Giáo phụ.
Sau đó, Ngài được Bề trên sai đi giảng tại nhiều nơi trên khắp nước Italia. Nhờ đời sống thánh thiện tuyệt vời cùng tài hùng biện sẵn có nên bất cứ Ngài giảng nơi đâu cũng quy tụ được một số thính giả đông đảo và đã có rất đông tội nhân quay trở lại về bên Chúa.
Để cũng cố thêm lòng tin cho các tín hữu, Thiên Chúa đã ban cho Ngài quyền làm phép lạ. Sau đây là một số phép lạ trong vô số phép lạ mà thời danh Ngài đã làm.
Ngày kia, có một kẻ lạc giáo thách đố Cha Antôn khi nói: Nếu con Ngựa của ông thờ lạy Mình Thánh Chúa thì ông mới tin. Ông về bắt con ngựa nhìn đói 2 ngày, tuy nhiên khi Thánh Antôn giơ cao Thánh Thể con ngựa đã quỳ lạy Thánh Thể thay vì ăn cỏ bên cạnh mặc dù rất đói.
Một phép lạ khác khi Thánh Antôn giảng đạo thì những kẻ lạc giáo tỏ thái độ chống đối. Trước thái độ vậy nên Ngài ra bờ biển giảng cho cá nghe. Và khi Thánh Antôn vừa cất lời giảng thì lạ thay tất cả loài cá liền nhô lên mặt nước và há hốc miệng để nghe Lời Chúa.
Với sự Thánh Thiện, lòng nhiệt huyết rao giảng Tin Mừng và đặc biệt là sự yêu mếm Thánh Thể cách riêng nên nhiều lần Ngài được Cháu Giêsu Hài Đồng hiện ra trên tay Ngài để âu yếm và an ủi Ngài.
Vì quá chăm lo công việc của Chúa mà quên ăn, bỏ ngủ nên sức khỏe của Ngài ngày càng hao mòn và Ngài đã được Chúa gọi về hưởng vinh phúc vào ngày 13 tháng 06 năm 1231 tại Pa-đô-va nước Italia.
Cuối bài giảng, Cha Paul đã khuyên cộng đoàn dân Chúa noi gương Thánh quan thầy bằng cách yêu thương tha nhân qua việc thực thi Đức bác ái với người người nghèo. Song song với đó là luôn luôn vâng nghe và thực hành Lời của Chúa, đồng thời luôn yêu mếm và tôn thờ Đức Mẹ Maria với chuỗi Mân Côi để Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Cũng như Thánh An tôn đã nỗi tiếng nhờ tài giảng thuyết và làm phép lạ, Ngài cũng hi vọng, Giáo xứ Làng Rào sẽ nổi tiếng nhờ đời sống bác ái và yêu thương.
Anton Mến
Xã Đoài, ngày 16 tháng 6 năm 2014
Thông báo Số 7/14 – TB.TGM
của Tòa Giám mục Xã Đoài
về lễ truyền chức phó tế
cho các Đại chủng sinh khóa X
—————-
Download Thông báo tại đây
Thông báo Số 7/14 – TB.TGM
của Tòa Giám mục Xã Đoài
về lễ truyền chức phó tế
cho các Đại chủng sinh khóa X
—————-
Download Thông báo tại đây
WHĐ (19.06.2014) – Hôm thứ Tư 18-6, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hàn Quốc từ ngày 13 đến 18 tháng 8 sắp tới. Đây là chuyến viếng thăm châu Á đầu tiên của Đức Thánh Cha, nhân dịp Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu. Đặc biệt trong chuyến tông du này Đức Thánh Cha sẽ tôn phong chân phước cho 124 vị tử đạo người Triều Tiên ở Seo So mun.
Chương trình chi tiết (theo giờ địa phương) như sau:
Thứ Tư, 13-08
16g: Khởi hành từ Sân bay Fiumicino, Roma
Thứ Năm, 14-08
10g30: Đến Căn cứ không quân Seoul
12g00: Cử hành Thánh Lễ riêng, tại Toà Sứ thần Toà Thánh
15g45: Nghi lễ đón tiếp tại khuôn viên Nhà Xanh (Dinh Tổng
Thống) ở Seoul –
Viếng thăm xã giao Tổng thống Hàn Quốc
16g30: Gặp giới chức chính quyền tại Sảnh Chungmu của Nhà
Xanh
17g30: Gặp các giám mục Hàn Quốc tại trụ sở Hội đồng Giám
mục Hàn Quốc
Thứ Sáu, 15-08
8g45: Khởi hành đi Daejeon bằng trực thăng
10g30: Cử hành Thánh Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lên Trời tại
Sân vận động “Cúp Bóng đá Thế giới” ở Daejeon – Đọc Kinh Truyền Tin
13g30: Dùng bữa trưa với giới trẻ tại Đại chủng viện Daejeon
16g30: Khởi hành đến Đền Solmoe bằng trực thăng
17g30: Gặp gỡ giới trẻ Châu Á tại Đền Solmoe
19g15: Trở lại Seoul bằng trực thăng
Thứ Bảy, 16-08
8g15: Viếng Đền thánh Tử đạo Seo So mun
10g00: Cử hành Thánh Lễ tôn phong chân phước cho Tôi tớ Chúa
Paul Yun Ji-Chung và 123 bạn tử đạo, tại Cổng Gwanghwamun ở Seoul
15g30: Đến Kkottongnae bằng trực thăng
16g30: Thăm Trung tâm phục hồi chức năng của người khuyết
tật “Nhà Hy vọng” ở Kkottongnae
17g15: Gặp các cộng đoàn tu sĩ Hàn Quốc tại Trung tâm “Ngôi
trường Tình yêu” ở Kkottongnae
18g30: Gặp các nhà lãnh đạo Tông đồ giáo dân tại Trung tâm
linh đạo ở Kkottongnae
19g00: Trở lại Seoul bằng trực thăng
Chúa Nhật, 17-08
10g00: Khởi hành đi Haemi bằng trực thăng
11g00: Gặp các giám mục châu Á tại Đền Haemi
13g00: Dùng bữa trưa với các giám mục châu Á tại nhà ăn của
Đền Haemi
16g00: Cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ châu Á lần
thứ sáu, tại Lâu đài Haemi
19g00: Trở lại Seoul bằng trực thăng
Thứ Hai, 18-08
9g00: Gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Toà Tổng giám mục
Seoul cũ
9g45: Cử hành Thánh Lễ cầu cho cho hoà bình và hoà giải, tại
Nhà thờ chính toà Myeong-dong ở Seoul
12g45: Nghi lễ tạm biệt tại Căn cứ không quân Seoul
13g00: Khởi hành đi Sân bay Ciampino, Roma
17g45: Đến Sân bay Ciampino, Roma.
(Theo w2.vatican.va)
Minh Đức
(Nguồn: R. Vatican)
Yêu mến Bí tích Thánh Thể là
gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với
những người nhỏ bé nghèo hèn? Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không
phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em?
Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
Lời Chúa: Dnl. 8, 2-3.14b-16a; 1Cr.
10, 16-17; Ga. 6, 51-58
Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (A)
Các bài suy niệm và chia sẻ Lời Chúa
Các bài suy niệm và chia sẻ Lời Chúa
-----------
1. Thánh Thể và Thánh Lễ
Một trận động
đất kinh hoàng đã xảy ra tại Arménie hổi tháng 12 năm 1987. Trong số
hàng ngàn người bị chôn vùi dưới đống gạch vụn, co hai mẹ con bà Suzana.
Cả hai may mắn lọt vào một khoảng trống nhỏ, nên còn sống sót. Tất cả
lương thực của họ chỉ là một hũ mứt, nhưng chẳng mấy chốc, hũ mứt cũng
hết. Lúc đó cô con gái mới bốn tuổi đã kêu lên: Mẹ ơi, con khát quá, mẹ
cho con uống nước nhé. Người mẹ lúng túng, biết tìm đâu cho ra nước bây
giờ. Một ý nghĩ táo bạo bỗng nảy sinh trong đầu óc bà, đó là phải lấy
những giọt máu cuối cùng của mình cho con uống, để cầm cự với tử thần.
Bà tìm được một mảnh kính vỡ, cắt đầu ngón tay và bảo con mút. Đứa bé
mút những giọt máu từ đầu ngón tay của người mẹ. Sau khi hai mẹ con được
cứu sống, người mẹ kể lại rằng: Lúc bấy giờ tôi chỉ có một ý nghĩ, đó
là phải làm thế nào cho con tôi được sống.
Với chúng ta cũng vậy. Trong suốt cuộc đời trần gian, Chúa Giêsu cũng
chỉ có một ý nghĩ, cũng chỉ có một mục đích, đó là phải làm thế nào cho
chúng ta được sống, không phải chỉ sự sống phần xác, mà còn là sự sống
phần hồn. Chính vì sự sống phần hồn của chúng ta, mà Ngài đã chấp nhận
cái chết tủi nhục trên thập giá, để cứu chuộc chúng ta. Và hơn thế nữa,
Ngài còn thiết lập bí tích Thánh Thể, để làm của ăn nuôi sống linh hồn
chúng ta và để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, bởi vì hiện nay
với bí tích Thánh Thể và với Thánh Lễ được cử hành, hy lễ tiến dâng lên
Chúa Cha và của ăn trao ban cho chúng ta không ngừng được tiếp diễn.
Thế nhưng, chúng ta đã có thái độ nào đối với bí tích Thánh Thể cũng
như đối với Thánh Lễ? Tại nhiều nước Tây Phương, số giáo dân tham dự
Thánh Lễ ngày Chúa nhật giảm sút một cách đáng kể. Điển hình tại Pháp,
chỉ có 10% giáo dân tham dự mà thôi. Còn tại Việt Nam, mặc sù số người
tham dự còn nhiều, nhưng có một số lại đứng ngoài nhà thờ, nói chuyện và
hút thuốc trong khi Thánh Lễ đang được cử hành. Họ đi lễ chỉ vì sợ lỗi
luật, sợ phạm tội, chứ chẳng có lấy một chút tâm tình và một chút yêu
mến.
Trong Thánh Lễ, không phải chỉ có vai trò của vị chủ tế, mà hơn thế
nữa, vai trò của người tín hữu cũng không kém phần quan trọng. Họ không
phải chỉ xem lễ, như một khán giả xem đá bóng, xem cải lương, nhưng họ
tham dự và cùng cử hành Thánh Lễ. Nói cho cùng, chẳng có hai Thánh Lễ
giống hệt nhau, vì chính cuộc sống của người tham dự đã thay đổi.
Mỗi Thánh Lễ, tôi cảm thấy có một điều gì đó cần thống hối cách đặc
biệt. Mỗi Thánh Lễ, tôi cảm thấy mình muốn đặt trên đĩa thánh một chút
cố gắng, một chút đau khồ, một chút ước mơ riêng tư của tôi. Tôi không
dự lễ với đôi bàn tay trắng, nhưng tôi dự lễ với lễ vật của riêng tôi.
Lễ vật ấy là chính cuộc đời tôi.
Đồng thời trong Thánh Lễ, lời Chúa tác động trên tôi, rồi mỗi khi lên
rước lễ, tôi nhớ rằng Ngài đã trở nên tấm bánh được bẻ ra cho tôi, thì
tôi cũng phải trở nên tấm bánh được bẻ ra cho anh em tôi.
Thánh Lễ sẽ không nhàm chán, khi chúng ta biết nối dài Thánh Lễ trong
cuộc sống. Và mỗi khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta mang đến nơi bàn thờ
của lễ xuất phát từ lòng cuộc đời mỗi người chúng ta.
2. Mình Máu Thánh Đức Kitô.
Palestine là
một vùng đất hiện vẫn còn rất đông người theo đạo Hồi. Ngày nọ có một vị
thầy, lãnh đạo một cộng đoàn Hồi giáo, mời một linh mục Công giáo đến
để công khai tranh luận về bí tích Thánh Thể trước sự hiện diện của các
tín hữu đôi bên. Vị thầy hỏi:
- Làm sao một miếng bánh nhỏ lại có thể trở thành Đức Kitô được?
Vị linh mục trả lời:
- Được chứ sao
lại không? Tôi xin minh chứng cho thầy biết bằng một thí dụ đơn sơ. Nếu
thầy ăn cơm, thầy có thể biến cơm thành máu thịt của thầy, có thật thế
không nào? Chớ thì tại sao Chúa lại không biến tấm bánh nhỏ trở thành
máu thịt Chúa được.
Bậc thầy đó lại hỏi tiếp:
- Làm sao Đức Kitô to lớn như thế lại có thể ở trong miếng bánh nhỏ xíu?
Vị linh mục trả lời:
- Thầy hay
nhìn trời, nhìn núi và các thôn làng. Bầu trời thì mênh mông. Ngọn núi
thì cao lớn hùng vĩ, còn thôn làng thì rộng rãi bao la, thế mà con mắt
nhỏ xíu của thầy có thể chứa được tất cả. Nếu con mắt của Thầy làm được
chuyện đó thì tại sao Thiên Chúa lại không thể làm cho miếng bánh nhỏ
xíu chứa đựng được Đức Kitô.
Bậc thầy không chịu thua lại hỏi thêm:
- Làm sao có
thể cử hành nhiều thánh lễ cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới, mà
mỗi thánh lễ lại có Mình và Máu của Đức Kitô được?
Vị linh mục đáp:
- Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.
Rồi để chứng
minh cho câu trả lời này, vị linh mục lấy một tấm gương ném xuống đất
khiến nó bể tan thành rất nhiều mảnh nhỏ. Tiếp đến, vị linh mục giơ tay
chỉ cho bậc thầy đang ngạc nhiên và nói:
- Trước đây
trong tấm gương này, thầy trông thấy gương mặt mình có phải không nào.
Và bây giờ thầy cũng trông thấy gương mặt mình trong từng mảnh nhỏ. Thế
thì tại sao Thiên Chúa lại không thể hiện diện tại nhiều nơi trong cùng
một lúc được.
Cuộc tranh luận trên giúp chúng ta hiểu được phần nào mầu nhiệm Mình
Máu Thánh Đức Kitô mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể.
Vậy chúng ta phải có thái độ nào khi đi tham dự Thánh lễ?
Thánh lễ không phải là nơi trình diễn thời trang hay văn nghệ. Vì thế
xén đầu bớt đuôi không tham dự đầy đủ, biến Thánh lễ thành buổi trình
diễn chỉ có ca đoàn độc tấu từ đầu đến cuối, còn cộng đoàn thì yên lặng,
là tỏ ra không hiểu gì về ý nghĩa phụng vụ và tinh thần cộng đoàn của
Thánh lễ.
Nếu thánh lễ là một bữa tiệc, thì chúng ta phải cố gắng để Lời Chúa
đúng là một món ăn thừa thãi. Tuy nhiên khi dọc tiệc, Thiên Chúa muốn
chúng ta được ăn uống no say ơn thánh của Ngài. Nhưng vì Bí tích Thánh
Thể là bàn tiệc thánh, nên muốn, tiếp nhận Chúa vào cõi lòng, thì linh
hồn chúng ta cũng phải ở trong tình trạng ơn thánh, nghĩa là sạch tội
trọng. Và hơn thế nữa mỗi khi tham dự Thánh lễ chúng ta hãy duyệt xét
lại mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của chúng ta xem có phù hợp với
Tin Mừng và nhất là chúng ta đã thực sự sống bác ái yêu thương hay
không. Bởi vì chúng ta phải làm hoà trước đã, rồi mới đến mà dâng Thánh
lễ sau.
3. Kẻ ăn Tôi sẽ sống nhờ Tôi.
Suy Niệm
"Lúc đó tôi
biết thế nào tôi cũng chết nhưng tôi muốn con tôi được sống". Đó là lời
của bà Susanna sau khi được cứu trong trận động đất ở Ácmêni vào tháng
12-1987.
Trong số hàng
ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch, có hai mẹ con bà Susanna may mắn
còn sống sót. Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước. Tìm đâu ra nước khi hai
mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩ táo
bạo, đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút. Đứa bé đã đỡ khát
nhờ máu người mẹ. Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu. Câu
truyện trên giúp ta hiều phần nào bí tích Thánh Thể.
Đức Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua
cái chết thập giá, và Ngài muốn máu Ngài trở nên thức uống cho chúng
ta.
Trong các nhà thờ, vào dịp lễ Giáng sinh, thường có những người ngoài
Kitô giáo đến dự lễ. Cũng có ít người tò mò lên "ăn bánh thánh". Họ ngạc
nhiên vì tấm bánh mỏng manh, nhạt nhẽo. Nhưng họ sẽ ngạc nhiên hơn
nhiều nếu chúng ta bảo họ: "Ăn tấm bánh đó là ăn thịt Chúa, uống chén
rượu đó là uống máu Chúa". Thật là kinh khủng, làm sao có chuyện như
vậy?
Đây là mầu nhiệm đức tin, không dễ giải thích cho người ngoài.
Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu. Ngài muốn nuôi nhân
loại bằng chính con người Ngài. Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho
nhân loại: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy. Các con hãy cầm
lấy mà uống, đây là Máu Thầy."
Mình và Máu tượng trưng toàn thể con người Đức Giêsu. Nên khi rước lễ,
ta không chỉ rước thịt mình Ngài, mà rước lấy cả con người Ngài dưới
dạng tấm bánh.
Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị: "Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy (c.56).
Rước lễ không phải là đón nhận một xác chết, nhưng là gặp gỡ Đức Giêsu
đã chết và nay đã phục sinh. "Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn
tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy" (c.57).
Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Hôm nay, Đức Giêsu phục sinh có một lối hiện diện mới mẻ. Ngài không
hiện diện dưới dạng một con người, nhưng dưới dạng đồ ăn, đồ uống.
Như thế cả vật chất bất động cũng được nâng lên, cả lao công của con
người cũng được thánh hiến. Vật chất trở thành biểu tượng cho sự hiện
diện thần linh. Vật chất có chỗ trong thế giới của Thiên Chúa.
Ước gì thế giới vật chất ở quanh ta cũng nên thánh, nhờ được chia sẻ trong yêu thương.
Gợi Ý Chia Sẻ
Bài Tin Mừng hôm nay có 10 từ "sống". Bí tích Thánh Thể là bí tích ban
sự sống. Bạn có thấy thánh lễ đem lại sức sống cho bạn không? Nếu không,
tại sao?
Bạn nghĩ gì về thái độ của bạn khi rước lễ? Đó có phải là một cuộc gặp
gỡ thân tình không? Bạn có chuẩn bị gì khi rước lễ? Bạn có dành những
giây phút lặng lẽ để tâm sự với Chúa sau rước lễ không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm, ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân, và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan tỏa khắp nơi, để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo
mùa mưa nhớp nháp, nơi lớp học tình thương lúc chiều tà, nơi những trung
tâm phục hồi nhân phẩm, nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ, nơi các tiệm cho mướn băng
video, nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ...
Nhưng lạy
Chúa, trước hết, xin cho đời con là một ngọn đèn, xin cho chúng con là
những ngọn đèn màu đỏ, mời người ta dừng lại, trầm tư, và gặp được Chúa.
4. Tôi là Bánh
(Trích trong ‘Manna’)
Cả các Kitô hữu cũng ngỡ ngàng trước bí tích Thánh Thể. Ăn thịt và uống
máu người mình yêu là điều khủng khiếp chẳng ai dám nghĩ tới. Nhưng Đức
Giêsu lại muốn nuôi cả nhân loại bằng Thịt và Máu Ngài. Và thực sự Ngài
đã nuôi ta bằng cái chết thập giá - ở đó Ngài đã hy sinh Máu Thịt mình.
Đúng hơn, Ngài nuôi chúng ta bằng sự sống của Ngài: sự sống được trao
đi qua cái chết tự nguyện, và sự sống được lấy lại qua phục sinh vinh
quang.
Đức Giêsu ban cho ta Tấm Bánh (c.51). Ngài còn tự nhận mình là Tấm Bánh
(cc.48.51): Tấm Bánh có sự sống và Tấm Bánh ban sự sống. Tôi là Tấm
Bánh: đó là định nghĩa của Đức Giêsu về mình.
Định nghĩa này có làm ta ngạc nhiên không? Bánh là cái gì ăn được và
đem lại sự sống. Bánh không sống cho mình, nhưng cho người khác.
Chấp nhận là bánh có nghĩa là chấp nhận mất mình, mà chỉ khi mất mình
như thế, bánh mới thật là bánh, mình mới thật là mình. Thật ra bánh vẫn
hiện diện và nên một với người ăn. Đức Giêsu là Tấm Bánh đặc biệt. Khi
tôi ăn, Ngài thành tôi và biến tôi thành Ngài. Một sự ở lại hai chiều,
một sự hiệp thông sâu thẳm.
"Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy" (c.56).
Rước lễ là đón lấy dòng sự sống, chấp nhận sống nhờ. Đức Giêsu sống nhờ
Cha và chúng ta sống nhờ Đức Giêsu (c.57). Như cành nho sống nhờ thân
cây nho, chúng ta cũng sống nhờ, nghĩa là sống trong và sống cho Chúa.
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã từng có thái độ nhìn và thờ lạy Thánh
Thể hơn là cầm lấy mà ăn. Động từ ăn được nhắc đến 8 lần trong bài Tin
Mừng này, như một lời mời gọi tha thiết của Đức Giêsu.
Ngày nay, người ta rước lễ nhiều hơn trước. Tiếc thay lắm khi cuộc gặp
gỡ này khá vội vã, thiếu chuẩn bị và cũng thiếu đối thoại thân tình.
Tôi lên rước lễ chỉ vì mọi người trong hàng ghế đã lên. Phút thinh lặng
sau rước lễ cũng bị cắt ngắn. Tôi phải về ngay vì phải lấy xe, vì nhà
thờ đóng cửa... Chính vì thế rước lễ chẳng gây được âm vang nào nơi tôi.
Nó trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuý.
Tôi lên ăn một vật thánh, thay vì đón một người.
Ít khi có vị khách quý nào bị thường xuyên tiếp đón lạnh nhạt như thế!
Rốt cuộc chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra, nên tôi vẫn cứ là tôi như
trước.
Hãy dự lễ như người đi dự tiệc Lời Chúa, Mình Chúa.
Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm, người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa đến với chúng con dưới dạng tấm bánh bình thường.
Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi.
Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người.
Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé, có thể bị ẩm mốc làm hư hoại,
và tan rất mau sau khi được nhận lãnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có cái gì tương tự giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cách đến với con người hôm nay:
đơn sơ, khiêm hạ, không chút vinh quang hay quyền lực.
Nhờ ăn tấm bánh của Chúa,
chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon,
được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người.
Ước gì chúng con dám rước Chúa đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình,
để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên.
Và ước gì chúng con trở thành những Nhà Tạm di động,
đem Chúa đến cho đồng bào và quê hương chúng con. Amen.
5. Tấm bánh tình yêu – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình
yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn
sơ như hình ảnh tấm bánh.
Tấm bánh, tình yêu gần gũi.
Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm
bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển,
bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.
Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người.
Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con
người. Bình thường lắm nhưng không có không được.
Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt
đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e
ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm
bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý
nhị.
Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.
Tấm bánh, tình yêu tự hiến.
Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm.
Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị
nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp
nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất
đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.
Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha
thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa
chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các
thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.
Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông.
Tấm bánh, tình yêu hiệp thông.
Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con
người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời
gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho.
Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng giòng
máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự
tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp
nào sâu xa khăng khít hơn nữa.
Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình
thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn.
Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ
ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.
Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí tích Thánh Thể.
Yêu mến Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành
khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn?
Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em?
Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết,
tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc
sống?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Khi dâng lễ, tấm bánh có gợi lên cho bạn điều gì về tình yêu của Đức Giêsu không?
2) Khi bạn rước lễ, bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Chúa không?
3) Phép Thánh Thể thôi thúc bạn làm gì?
Bạn say mê bóng đá? Bạn hâm mộ các tuyển thủ? Bạn có
thể thức cả đêm để dõi theo từng đường bóng và reo hò cổ vũ nồng nhiệt? Bạn ước
mơ mình cũng có thể trở thành cầu thủ đá bóng như thế?
Vậy hãy nhìn xem đội hình ra quân của đội bóng Giêsu nhé. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có hi vọng một ngày mình được vào danh sách chính thức của đội bóng này không? Cùng dõi theo nhé.
Vậy hãy nhìn xem đội hình ra quân của đội bóng Giêsu nhé. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có hi vọng một ngày mình được vào danh sách chính thức của đội bóng này không? Cùng dõi theo nhé.
*********
ĐỘI BÓNG VĨ ĐẠI CỦA CHÚA
ĐỘI BÓNG VĨ ĐẠI CỦA CHÚA
Nếu các thánh tạo nên 1 đội bóng, thì đội bóng tối ưu (theo quan
điểm của Inzaghi) dựa trên sơ đồ 4-1-2-1-2.
+ Thủ môn: Thánh Matthêu
Xuất thân là 1 người thu thuế nên Matthêu luôn có xu hướng giữ
rất chắc những vật quý giá (cụ thế trong trận đấu là bóng). Ngoài ra, ông cũng
là một người rất thông minh (tác giả sách tin mừng) nên khả năng đọc trận đấu,
ra vào của Matthêu là rất hợp lý. Tài năng của ông có thể sánh ngang với
Casillas của Tây Ban Nha
+ Hậu vệ cánh trái: Thánh Phanxicô Xaviê
Với đôi chân tuyệt vời của mình (đã đi qua rất nhiều nước bằng
việc cuốc bộ), Phanxicô Xaviê là mẫu cầu thủ lên công về thủ xuất sắc như
Ashley Cole (Anh)
+ Trung vệ - Đội trưởng: Thánh Phêrô
Là người luôn sẵn sàng bảo vệ Chúa bằng mọi cách (như rút gươm
chém chết tên đầy tớ trong vườn dầu), nên Phêrô luôn sẵn sàng tham gia vào các điểm
nóng trên sân. Nói cách khác Phêrô chính là hòn đá tảng chắn trước mặt khung
thành. Đồng thời ông cũng là người có tiếng nói quan trọng nhất trong các Thánh
Tông đồ và là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho các Tông đồ khác. Chiếc
băng thủ quân được trao cho Phêrô là hòan toàn xứng đáng. Điểm yếu của Phêrô là
tốc độ chậm và nóng tính. Phong cách thi đấu của Phêrô giống như đội trưởng F.
Cannavaro của Ý
+ Trung vệ: Thánh Anrê
Đây chính là anh ruột của Phêrô, do vậy không ai hiểu Phêrô hơn
Anrê. Đồng thời, với tính tình trầm tĩnh, phong cách thi đấu trầm lặng nhưng tỉnh
táo của ông sẽ là sự bổ sung rất tốt cho việc nóng tính của Phêrô. Ngoài ra,
thể lực cũng là điểm mạnh của vị Tông đồ có biệt danh "Người sức mạnh"
này. Anrê giống như Lucio của Brazil.
+ Hậu vệ cánh phải: Thánh Tôma
Sở hữu một đầu óc thông minh (như biệt danh của ông), khả năng
đọc tính huống của ông cũng rất tốt, hơn nữa với tên gọi Didymus và tính cách
đa nghi, Tôma sẽ đeo bám đến cùng đối với tiền đạo đối phương. Nếu đặt ông vào
vị trí trung vệ cũng rất tốt. Tôma có phong cách thi đấu giống Ivanovic (Serbia).
+ Tiền vệ trụ: Thánh Gioan Tẩy giả
Đây là cầu thủ có khả năng thu hồi bóng rất tốt như ngày xưa ông
đã từng thu phục người ta bằng phép rửa trên sông Jordan. Lối chơi máu lửa, tính tình
bộc trực, không ngại va chạm (chết còn chưa sợ mà) và có một thể lực rất tốt
(nhờ sống trong rừng từ nhỏ)... Gioan Tẩy giả là mẫu tiền vệ đánh chặn và thu
hồi bóng rất tốt như Essien của Ghana.
+ Tiền vệ cánh phải: Thánh Augustino
Là một trong những vị thánh có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng
người Tây phương. Ông là người bướng bỉnh nhưng rất thông minh và cầu tiến, do
vậy khi thi đấu ông cũng là người có kỹ thuật cá nhân thuộc dạng siêu hạng. Tính
cách và kiểu thi đấu của ông giống như tiền vệ C. Ronaldo của Bồ Đào Nha
+ Tiền vệ cánh trái: Thánh Phaolô
Cũng như Phanxico Xaviê, Phaolô có một tốc độ và sự bền bỉ rất
tốt (đã từng rao giảng ở rất nhiều nước), đồng thời ông còn có kỹ thuật cá nhân
rất khéo léo (như trình độ văn chương của ông), đây cũng là mẫu cầu thủ có khả
năng tạo đột biến rất lớn và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Nói
cách khác, phong cách thi đấu của Phaolô giống như tiền vệ Robben của Hà Lan,
một trong số những cầu thủ hiếm hoi thi đấu tốt ở giải Eredivisie, Premier
League, La Liga và Bundesliga.
+ Tiền vệ tấn công: Thánh Inhaxiô
Phong cách thi đấu điềm tĩnh nhưng rất sáng tạo (là người đã tạo
ra phương pháp Linh thao), Inhaxiô hứa hẹn là mẫu cầu thủ có những đường chuyền
"sát thủ", đồng thời do xuất thân từ một Hiệp sĩ nên ở Inhaxiô cũng không
thiếu sự mạnh mẽ. Tóm lại Inhaxiô có lối đá gần giống như Xavi Hernandez (Tây
Ban Nha).
+ Tiền đạo: Thánh Gioan
Đây là người sở hữu rất nhiều yếu tố của một tiền đạo hiện đại:
Tốc độ (chạy nhanh hơn Phêrô rất nhiều), sự thông minh, tinh quái, kỹ thuật cá nhân
siêu hạng (là tác giả của sách tin mừng, khải huyền và 3 thư). Ông cũng là môn
đệ được Chúa Giêsu thương nhất và cũng được xem là môn đệ hiền hòa nhất. Gioan
giống như Messi của Argentina.
+ Tiền đạo: Thánh Phanxicô Assisi
Là vị thánh của những người nghèo, khó khăn nên khi thi đấu ông
rất tích cực di chuyển, tìm bóng, đồng thời khả năng dứt điểm của ông cũng hết sức
điêu luyện, bằng chứng là ông đã ghi rất nhiều bàn thắng theo rất nhiều phong
cách khác nhau như "Kinh hòa bình", "Mối tình thập giá" và đặc
biệt là việc lập ra dòng Phanxicô và một số dòng khác. Phanxicô Assisi có lối
thi đấu giống như Torres (Tây Ban Nha).
Kết luận: Nếu các thánh tạo nên 1 đội bóng, thì
đội bóng tối ưu (theo quan điểm của Inzaghi) dựa trên sơ đồ 4-1-2-1-2.
Với đội hình này thì thừa sức vô địch World Cup. Và HLV vĩ đại
của đội bóng vĩ đại này chỉ có thể là Chúa Giêsu.
Treo giò vĩnh viễn đối với thủ môn Giuđa Iscarios vì tội bán độ
mặc dù tài bắt bóng của anh có khi còn hơn cả Matthêu!
(Sưu tầm)
ình thương của Thiên Chúa
Cha, Đấng Tạo Hóa đã an bài vũ trụ, nâng đỡ cuộc sống con người và ban
cho chúng ta sự sống. Tình thương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mặc lấy thân
phận con người đến cứu chuộc chúng ta, để làm sáng tỏ lại hình ảnh
Thiên Chúa nơi chúng ta, giúp chúng ta trở về nhà Cha an toàn. Tình
thương của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng ban ơn soi sáng, nâng đỡ, an ủi,
giúp chúng ta sống trọn kiếp sống trần gian.
Mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta được nhắc nhớ rằng, Thiên Chúa Cha, Con, Thánh Thần đã yêu chúng ta và chúng ta được mời gọi để đáp lại tình yêu thương ấy bằng một đời sống trổ sinh nhiều hoa trái tốt, xứng đáng con yêu quí của Thiên Chúa…
Mừng Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta được nhắc nhớ rằng, Thiên Chúa Cha, Con, Thánh Thần đã yêu chúng ta và chúng ta được mời gọi để đáp lại tình yêu thương ấy bằng một đời sống trổ sinh nhiều hoa trái tốt, xứng đáng con yêu quí của Thiên Chúa…
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm A
Các bài suy niệm và chú giải Lời Chúa
Các bài suy niệm và chú giải Lời Chúa
Lời Chúa: Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18
1. Chúa Ba Ngôi
Trong cuộc
đời, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn hạn hẹp của người không bao giờ
có thể hiểu thấu. Để diễn tả những thực tại lạ lùng ấy, cha ông chúng ta
ngày xưa đã thách: Đố ai biết núi mấy cây, biết sông mấy khúc,
biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng
rung cây. Đố ai biết đá mấy hòn, tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.
Đố ai tát bể Đông khô, tất sông Bồ Đề, nhổ mạ cấy trên.
Trong tất cả mọi thực tại tuyệt diệu khó hiểu của cuộc sống con người, có lẽ tình yêu là khó hiểu nhất: Đố ai cắt nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều…Tình
yêu của con người mà còn khó hiểu, thì tình yêu của Thiên Chúa lại càng
khó hiểu hơn gấp ngàn vạn lần. Bởi vì, Thiên Chúa được gì khi tạo dựng
nên chúng? Tại sao Chúa lại phải chịu chết để cứu chuộc chúng ta? Chỉ có
tình yêu đích thực vô biên và vô vị lợi mới trao ban sự sống và tận
hiến tất cả.
Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay cho chúng ta thấy được mầu nhiệm tình yêu của
Thiên Chúa. Và theo sự diễn tả của thánh Gioan, thì từ nguyên thủy đã có
tình yêu và tình yêu qui hướng về Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa chính
là tình yêu. Và tình yêu đã nhập thể, đến sống giữa chúng ta. Chính Chúa
Giêsu đã tỏ lộ ra cho loài người, như là Con Thiên Chúa. Đồng thời,
trong Ngài chúng ta nhận Thiên Chúa là Cha và Chúa Thánh Thần như là
người mẹ trao ban sự sống. Tuy chỉ là một, nhưng Ngài lại có Ba Ngôi, đó
là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Chúa Cha là Đấng hướng dẫn toàn bộ cuộc sống con người và lịch sử thế
giới. Chính Ngài đã trao ban cho Chúa Con sức mạnh dẫn đưa con người và
thế giới trở về với Ngài, theo chương trình tình yêu nguyên thủy của
thời tạo dựng.
Khi vâng lời Chúa Cha trong mọi sự, Chúa Con sửa chữa cho nhân loại
khỏi án phạt sự chết và khỏi một cuộc sống xa lìa Thiên Chúa, cũng như
nổi loạn chống lại thánh ý Ngài. Đồng thời, Chúa Cha còn hướng dẫn cuộc
sống của các Kitô hữu và của Giáo Hội, dân riêng mới của Ngài, qua sự
hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng trợ giúp con người hiểu
biết sự thật toàn vẹn. Nghĩa là hiểu biết và chấp nhận chương trình yêu
thương và cứu độ mà Thiên Chúa đã có đối với con người và thế giới.
Tuy nhiên, ở đây cũng như trong thời tạo dựng, Thiên Chúa hoàn toàn tôn
trọng sự tự do của mỗi người chúng ta. Ngài để cho chúng ta được tự do
quyết định chấp nhận hay khước từ chương trình cứu độ đầy yêu thương ấy.
Chính vì thế, như một câu danh ngôn đã bảo: Hãy tự cứu lấy mình, rồi
trời sẽ cứu. Con người nắm giữ vận mạng trong chính lòng bàn tay của
mình. Hay như lời thánh Augustinô đã nói: Khi tạo dựng nên chúng ta,
Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu độ chúng ta, Ngài
cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Ngài, bởi vì Ngài sẽ không thể
cứu độ chúng ta, nếu như chính bản thân chúng ta lại không muốn.
2. Mặt trời ban sự sống
Một vị linh
mục đang chờ máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhất, thì một người đàn ông
đến ngồi bên cạnh và bắt đầu đề cập tới vấn đề tôn giáo, ông nói:
- Tôi không
thể nào chấp nhận được những điều tôi không hiểu, chẳng hạn như vấn đề
Chúa Ba Ngôi hay bất cứ vấn đề nào giống như thế. Chẳng ai có thể cắt
nghĩa cho tôi, nên tôi sẽ không bao giờ tin.
Chỉ vào một luồng ánh sáng chiếu qua khung cửa kính, vị linh mục hỏi:
- Ông có tin mặt trời không nhỉ?
Ông ta trả lời:
- Dĩ nhiên là có.
Vị linh mục nói tiếp:
- Phải, ánh
sáng ông thấy qua cửa sổ, xuất phát từ mặt trời cách đây 150 triệu cây
số. Sức nóng chúng ta cảm nhận được cũng xuất phát từ mặt trời. Đối với
Chúa Ba Ngôi, một phần nào cũng tương tự như thế. Mặt trời là Chúa Cha.
Từ mặt trời mà có ánh sáng, cũng như từ Chúa Cha mà có Chúa Con. Rồi từ
Chúa Cha, Chúa Con mà có Chúa Thánh Thần, cũng như từ mặt trời, từ ánh
sáng mà có sức nóng. Ông hiểu thế nào về mặt trời, ánh sáng và sức nóng.
Thì một phần nào tương tự như thế, ông hiểu về Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần.
Hôm nay chúng ta tụ hợp nơi đây để chúc tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
Trước hết chúng ta phải chấp nhận, đó là một chân lý, một mầu nhiệm
không ai có thể hiểu thấu. Sở dĩ chúng ta biết được phần nào là do Chúa
Giêsu đã nói với chúng ta, như lời Ngài đã phán trong Tin Mừng: “Các con
hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”.
Mặt trời là nguồn năng lượng vật chất thế nào thì Chúa Ba Ngôi cũng là
nguồn sống thiêng liêng cho chúng ta như vậy. Mặt trời chiếu toả ánh
sáng thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng soi sáng tâm hồn chúng ta như vậy.
Mặt trời đem đến sức nóng để sưởi ấm vạn vật thế nào, thì Chúa Ba Ngôi
cũng sẽ đem lại sức nóng thiêng liêng để sưởi ấm, đó là tình yêu đối với
Thiên Chúa và đối với anh em đồng loại. Mặt trời tiêu diệt vi khuẩn
chữa lành bệnh tật thế nào, thì Chúa Ba Ngôi cũng sẽ khử trừ những thói
hư tật xấu và loại trừ tội lỗi ra khỏi tâm hồn và cuộc đời chúng ta như
thế. Mặt trời đem lại cho chúng ta niềm vui cho chúng ta thế nào, thì
Chúa Ba Ngôi cũng đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc vĩnh cửu như thế.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý: Chúa Ba Ngôi không phải là một nguồn năng
lượng vô hồn nhưng là những ngôi vị sống động, thông biết và yêu
thương. Với Ngài, chúng ta có thể kêu cầu như chúng ta vốn đã thường
làm, mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá, đọc kinh Sáng Danh, hay như lát
nữa đây, chúng ta cùng nhau hát kinh Tin Kính...
Cùng với lời tuyên xưng chúng ta hãy sống gắn bó mật thiết với các
Ngài, để rồi các Ngài sẽ ra tay nâng đỡ phù trợ cho chúng ta trong mọi
hoàn cảnh của cuộc sống.