Thông Tin Bên Lề

Nhạc xuân

Tháng Thánh Giuse

HÃY KẾT BẠN VỚI

Ảnh

Liên kết web

VIDEO GIÁO XỨ

CHA QUẢN XỨ

HÃY NHANH TAY

1
GIÁO XỨ LÀNG RÀO

Magazine

Smoke

Natural

Feature

Video News


Sáng thứ 3 (23.8.2016), các bạn Giới trẻ của Giáo xứ Làng Rào đã hân hoan đón mừng Thánh Giá của ĐHGT Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV từ tay các bạn trẻ Giáo xứ Tân Diên, Giáo hạt Quy Hậu. Ngay sau khi đón nhận Thánh giá Đại hội Giới Trẻ tại Tân Diên, đoàn giới trẻ Giáo xứ Làng Rào đã long trọng rước Thánh giá về Nhà thờ giáo xứ.




Thánh giá được các đoàn xe của các bạn trẻ và cộng đoàn giáo xứ cung nghinh suốt chặng đường từ giáo xứ Tân Diên, qua các tuyến đường làng xã; qua thị trấn đến làng quê, qua các giáo họ, qua từng gia đình như một thông điệp về tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.



Thánh giá đã về và ở lại với đoàn con giáo xứ Làng Rào từ sáng ngày 23/8/2016 đến chiều ngày 25/8/2016. Và trong thánh lễ trọng thể vào chiều hôm nay 25/8, cha quản xứ và các bạn trẻ giáo xứ Làng Rào đã trao thánh giá đại hội cho cha quản xứ và cộng đoàn giáo xứ Đồng Kén.



Hôm nay giáo xứ Làng Rào phải trao lại Thánh Giá ĐHGT cho Giáo xứ Đồng Kén để tiếp tục suy tôn. Mặc dù Thánh Giá không còn ở với chúng ta nữa, nhưng chúng ta tin rằng, những bài học mà Thánh Giá mang lại cho chúng ta vẫn còn đọng lại trong tim mỗi người. Chúng ta biết rằng: để đạt tới vinh quang, không có con đường nào khác ngoài con đường thập giá. Chúa Giêsu đã dùng con đường này để xuống thế gian và Người cũng dùng chính con đường này để cứu chuộc chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy theo chân Chúa trên con đường thập giá để đạt tới Nước Trời mà Chúa đã dành sẵn cho chúng ta”.










Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau:




Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vây ? 

Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy. “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.  Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui. 
 Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình? 

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh ..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý. 

Rồi lại một người khác lại có ý  kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta:  'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v.', và chúng ta cũng đã đồng ý. 

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta lại nói rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì thì chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn. 

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta lại không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình.
Có thế sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. 

Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. 

Thật kỳ lạ là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.

Thật kỳ lạ là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp. 

Thật kỳ lạ là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn.
Thật kì lạ khi chúng ta lại lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta. 

Lược sử Giáo họ Thanh An


Cách trung tâm giáo xứ Làng Rào 10km về hướng Tây Nam, tân giáo họ Thanh An (thuộc địa bàn xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) hôm nay đã thực sự mang trên mình một diện mạo mới, một sức sống mới và một vị thế mới.
Ngược dòng lịch sử, giáo họ Thanh An được hình thành từ một nhóm nhỏ chỉ với vài chục giáo dân thuộc một số gia đình gốc giáo họ Làng Rào di cư vào vùng rừng núi Đồng Chằm, Đồng Cháy để phát nương làm rẫy và định cư vào những năm 1980. Những năm sau đó, có một số hộ gia đình miền xuôi lên khai nương lập nghiệp và tham gia sinh hoạt tôn giáo cùng với các hộ dân ở vùng này lập thành một cộng đoàn đức tin khá ổn định. Tuy nhiên, trải qua thời gian hàng chục năm, cộng đoàn đức tin nơi đây chưa có được một ngôi nhà nguyện xứng đáng là nơi tập họp cộng đoàn để cùng nhau cầu nguyện và cử hành các nghi thức phụng vụ. Họ đã phải tổ chức luân phiên các buổi kinh nguyện nơi các gia đình, chính nhờ đó mà ngọn lửa Đức tin được duy trì và cháy sáng mãi cho đến hôm nay.
Năm 2001, cha Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh lúc đó quản xứ Quy Hậu và kiêm nhiệm giáo xứ Làng Rào, ngài đã sát nhập 16 gia đình Công giáo ở vùng này vào giáo xứ Quy Hậu, dần dà các thánh lễ được cử hành tại giáo điểm này. Từ những bước chập chững đầu tiên đó, cha Phaolô cùng với các hộ gia đình giáo dân nơi đây đã có ý định tiến tới thành lập một họ đạo nơi miền sơn cước xa xôi hẻo lánh này.
Đến năm 2012, vì điều kiện địa lý xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, Đức giám mục Giáo phận đã cho phép chuyển giáo điểm này về nhập cộng đoàn giáo xứ Làng Rào để thuận lợi cho giáo dân nơi đây tham dự các thánh lễ Chúa Nhật cũng như tham gia các sinh hoạt tâm linh khác cùng với giáo xứ Làng Rào.
Sau khi tiếp giáo điểm Thanh An về với giáo xứ Làng Rào, cha tiền nhiệm Antôn Phạm Thế Hưng đã thường xuyên viếng thăm và quan tâm đặc biệt tới bà con giáo dân nơi đây. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, tháng 2.2013, cộng đoàn Thanh An khởi công xây dựng ngôi thánh đường hiện nay của giáo họ. Gần một tháng sau ngày khởi công, cha Antôn phải chuyển công tác mục vụ, cha Giuse Phạm Hòa về tiếp quản giáo xứ, ngài đã tiếp nhận và tiếp tục thi công xây dựng thánh đường này. Đến nay, sau gần ba năm dưới sự hướng dẫn của cha quản xứ cùng với bao vất vả, khó nhọc của bà con giáo dân trong giáo họ và sự chung tay cộng tác của cộng đoàn xứ mẹ Làng Rào, công trình đã được hoàn thành trong niềm vui của bà con giáo dân nơi đây. Nhà thờ mới có chiều có chiều dài 24m, cao 6m, rộng 9m, tháp cao 25m, mang tước hiệu thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của giáo họ.
Trích : "Tân giáo họ Thanh An : Sức sống của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước"

Chi tiết bổ sung xin gởi về
giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 
.......................................
Tân giáo họ Thanh An : Sức sống của cộng đoàn đức tin nơi miền sơn cước
28.11.2015
Cách trung tâm giáo xứ Làng Rào 10km về hướng Tây Nam, tân giáo họ Thanh An (thuộc địa bàn xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) hôm nay đã thực sự mang trên mình một diện mạo mới, một sức sống mới và một vị thế mới.
Ngược dòng lịch sử, giáo họ Thanh An được hình thành từ một nhóm nhỏ chỉ với vài chục giáo dân thuộc một số gia đình gốc giáo họ Làng Rào di cư vào vùng rừng núi Đồng Chằm, Đồng Cháy để phát nương làm rẫy và định cư vào những năm 1980. Những năm sau đó, có một số hộ gia đình miền xuôi lên khai nương lập nghiệp và tham gia sinh hoạt tôn giáo cùng với các hộ dân ở vùng này lập thành một cộng đoàn đức tin khá ổn định. Tuy nhiên, trải qua thời gian hàng chục năm, cộng đoàn đức tin nơi đây chưa có được một ngôi nhà nguyện xứng đáng là nơi tập họp cộng đoàn để cùng nhau cầu nguyện và cử hành các nghi thức phụng vụ. Họ đã phải tổ chức luân phiên các buổi kinh nguyện nơi các gia đình, chính nhờ đó mà ngọn lửa Đức tin được duy trì và cháy sáng mãi cho đến hôm nay.
Năm 2001, cha Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh lúc đó quản xứ Quy Hậu và kiêm nhiệm giáo xứ Làng Rào, ngài đã sát nhập 16 gia đình Công giáo ở vùng này vào giáo xứ Quy Hậu, dần dà các thánh lễ được cử hành tại giáo điểm này. Từ những bước chập chững đầu tiên đó, cha Phaolô cùng với các hộ gia đình giáo dân nơi đây đã có ý định tiến tới thành lập một họ đạo nơi miền sơn cước xa xôi hẻo lánh này.
Đến năm 2012, vì điều kiện địa lý xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, Đức giám mục Giáo phận đã cho phép chuyển giáo điểm này về nhập cộng đoàn giáo xứ Làng Rào để thuận lợi cho giáo dân nơi đây tham dự các thánh lễ Chúa Nhật cũng như tham gia các sinh hoạt tâm linh khác cùng với giáo xứ Làng Rào.
Sau khi tiếp giáo điểm Thanh An về với giáo xứ Làng Rào, cha tiền nhiệm Antôn Phạm Thế Hưng đã thường xuyên viếng thăm và quan tâm đặc biệt tới bà con giáo dân nơi đây. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, tháng 2.2013, cộng đoàn Thanh An khởi công xây dựng ngôi thánh đường hiện nay của giáo họ. Gần một tháng sau ngày khởi công, cha Antôn phải chuyển công tác mục vụ, cha Giuse Phạm Hòa về tiếp quản giáo xứ, ngài đã tiếp nhận và tiếp tục thi công xây dựng thánh đường này. Đến nay, sau gần ba năm dưới sự hướng dẫn của cha quản xứ cùng với bao vất vả, khó nhọc của bà con giáo dân trong giáo họ và sự chung tay cộng tác của cộng đoàn xứ mẹ Làng Rào, công trình đã được hoàn thành trong niềm vui của bà con giáo dân nơi đây. Nhà thờ mới có chiều có chiều dài 24m, cao 6m, rộng 9m, tháp cao 25m, mang tước hiệu thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của giáo họ.
Về với cộng đoàn Thanh An trong ngày khánh thành ngôi nhà thờ mới, cũng là ngày trao quyết định thành lập giáo họ, Đức cha Phaolô vui mừng vì nhận thấy sự lớn mạnh của cộng đoàn đức tin nơi đây về cơ sở vật chất cũng như đời sống tâm linh. Là một giáo họ nhỏ bé, hiện có 27 hộ gia đình với trên 150 nhân danh, đường sá xa xôi cách trở, đời sống kinh tế khó khăn, nhưng với một Đức tin mạnh mẽ cùng sự quyết tâm của bà con giáo dân và dưới sự dẫn dắt của cha quản xứ, sau một thời gian khá dài xây dựng, đến nay ngôi nhà thờ khá khang trang đã được hoàn thành.
Sau nghi thức cắt băng khánh thành và công bố thành lập tân giáo họ Thanh An, thánh lễ làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ được bắt đầu. Đồng tế và tham dự thánh lễ còn có quí cha, quí tu sỹ nam nữ và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ Làng Rào. Với nghi thức cắt băng khánh thành, làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ hôm nay, ngôi nhà thờ mới của cộng đoàn giáo họ Thanh An từ nay được thánh hóa và dâng cho Thiên Chúa, trở nên nơi linh thánh và là nơi mọi thành viên của cộng đoàn Thanh An tập họp để gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau trong hiệp nhất và tin yêu.
Trong phần giảng lễ, Đức cha ghi nhận những sự hi sinh cố gắng của giáo dân nơi đây trong thời gian qua, nhưng ngài cũng ước mong người tín hữu nơi đây không chỉ cố gắng xây dựng cơ sở vật chất mà còn cần phải cố gắng sống đức tin mạnh mẽ và làm lan tỏa các giá trị Tin Mừng nơi miền sơn cước này.
Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển của tân giáo họ Thanh An, ngày hôm nay, mọi tín hữu nơi đây, một lần nữa, cảm nghiệm được cách sâu xa hơn sức mạnh của một cộng đoàn tin và sống đức tin của mình. Thánh lễ tạ ơn mừng thành lập giáo họ, làm phép nhà thờ và cung hiến bàn thờ hôm nay cũng là dịp để mọi người con của giáo họ Thanh An nhận ra bao ơn lành Chúa đã ban trên cộng đoàn trong suốt chặng đường đã qua, cùng nhau dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời đổi mới cuộc sống và can đảm bước tiếp hành trình đức tin nơi miền tây bắc xứ Nghệ này.
* Nguồn : Web Site  Giáo Phận Vinh


Hình ảnh nhà thờ Giáo họ Thanh An
Hình ảnh Lễ Khánh thành nhà thờ Giáo họ Thanh An (27/11/2015)

































Sau đây là chuyện của đứa con hoang đàng mà Mẹ tìm được và đưa nó trở về bên lòng Cha nhân từ. Mẹ đã "trói" nó lại bằng giây xích tình yêu để nó không bao giờ xa lìa Cha nó nữa. "Giây xích" ấy được Mẹ kết bằng những hoa hồng Mân Côi.



Tôi được sinh ra trong một gia đình Công Giáo và được cha mẹ cho đi học trường các dì phước. Dạo ấy, tôi vẫn còn nhỏ lắm nên chưa ý thức được thế nào là giữ đạo. Chỉ đi Lễ Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì cha mẹ bắt phải đi và vì sợ mắc tội trọng.



Tôi tiếp tục sống cuộc sống như thế sau khi rời khỏi Việt Nam. Thời gian trôi qua, với những thú vui, những quyến rũ của thế gian đã dần dần kéo tôi xa Chúa. Thánh lễ Chúa Nhật đối với tôi lúc ấy như là một cái gì dư thừa và vô ích; vui thì đi nhà thờ, buồn thì tôi ở nhà hoặc đi chơi với bạn bè. Những ý thức về tội cũng dần dần biến đi. Tôi thanh thản kéo dài cuộc sống trong tăm tối như thế cho đến một ngày...



Mẹ Maria vẫn hằng theo dõi bước chân tôi trên mọi nẽo đường tôi đi để đưa tôi trở về cùng Chúa mà tôi nào có hay!



Ngày nọ, vào khoảng năm 1993, anh tôi đến thăm vợ chồng tôi, và trước khi ra về, anh ấy hỏi chúng tôi có biết lần hạt Mân Côi không. Tôi nói rằng lần chuỗi thì biết nhưng không biết suy gẫm các Mầu Nhiệm. Mấy ngày sau anh tôi trở lại và cho chúng tôi mượn quyển sách có tựa đề là "Bí Mật Kinh Mân Côi" của Thánh Louis-Marie-de-Montfort. Tôi nhận lấy vì sợ nếu tôi từ chối sẽ làm anh tôi buồn. Trong lòng thì chẳng thiết tha đọc thứ sách mà tôi cho là chán nhất, vì tôi chỉ đọc tiểu thuyết mà thôi.



Một ngày kia, vợ chồng tôi rủ nhau đi bơi, vì không có sách nào khác để mang theo đọc nên đành lấy theo sách Bí Mật Kinh Mân Côi.



Thấy những phép lạ Mẹ Maria làm qua Kinh Mân Côi, chúng tôi nói với nhau rằng: "Mình đọc thử Kinh Mân Côi xem sao". Danh từ "đọc thử" bao gồm ý nghĩa rằng tôi không tin và còn muốn thử thách Mẹ Maria. Vậy mà Mẹ không quở phạt và như là âu yếm tươi cười thách đố vợ chồng tôi: "thì hai con cứ thử đọc kinh Mân Côi đi...".



Sau tám tháng trời lần hạt Mân Côi, ban đầu chỉ một chuỗi một ngày, nhưng thật là nhạt nhẽo và nặng nề, lại còn thêm chia trí, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì hình như là do lòng tò mò thúc đẩy. Thế rồi 2 chuỗi, 3 chuỗi một ngày cho đến lúc việc lần hạt Mân Côi như là cơm bánh hằng ngày, không có thì như thiếu thốn điều gì.



Cuộc đời chúng tôi dần dần thay đổi, những thú vui trần thế mà hồi nào tôi cho là niềm hạnh phúc thì giờ đây lại trở thành hư vô. Nào là những buổi tối đi cinéma, những buổi họp bạn, ca hát Karaoke thâu đêm... Tất cả giờ đây đều làm tôi chán ngán, tôi thầm nghĩ sao hồi đó mình ngu thế không biết, những thứ đó có gì đâu mà vui, để cho mình phải tốn thì giờ, tốn tiền và tổn hại cho sức khỏe. Và đó là phép lạ mà Mẹ Maria đã làm cho linh hồn tôi.



Nhưng Mẹ lại còn củng cố đức tin của tôi bằng một phép lạ bên ngoài. Ngày nọ, đang lúc ngủ mê, tôi bỗng giựt mình thức giấc vì một mùi thơm nồng nàn của hoa hồng, thơm loan ra cả phòng tôi. Nữa mê nữa tỉnh tôi ngỡ rằng có lẽ tôi làm rơi chai dầu thơm hoa hồng, nhưng nào có phải, tôi đâu bao giờ xài dầu thơm hoa hồng!



Mùi hoa hồng là sự hiện diện của Mẹ Maria, mùi thơm của hoa hồng trên Thiên Quốc chứ không phải của thế gian này, và rồi chuỗi mân côi của tôi cũng thơm, cả năm trời như thế.



Tôi vui mừng lắm vì hiểu rằng có lẽ Mẹ thật vui lòng vì thấy tôi trở về cùng Chúa. Dần dần Mẹ dẫn tôi đến Chúa. Lúc nào Mẹ cũng thế, không bao giờ Mẹ giữ điều gì cho riêng mình, mục đích của Mẹ vẫn là Chúa Giêsu. Mẹ dẫn tôi đến nhà thờ, nơi mà tôi đã xa cách từ lâu lắm rồi. Bắt đầu bằng Thánh Lễ Chúa Nhật, dĩ nhiên là Mẹ dẫn tôi đến Toà Giải Tội trước tiên. Tôi còn nhớ, chưa bao giờ tôi xưng tội tha thiết như vậy, nước mắt cứ lăn dài trên má. Hết Thánh lễ Chúa Nhật rồi thì Thánh Lễ thứ Bảy, cứ thế mà tiếp tục, cho đến bây giờ thì vợ chồng tôi khao khát Chúa Giêsu Thánh Thể đến nỗi không bỏ một Thánh lễ nào, kể cả những ngày trong tuần.



Một đêm nọ tôi nằm mơ thấy Mẹ Mân Côi, tay cầm tràng hạt như trong những bức tượng mà tôi thường thấy qua, tôi thấy cả chính tôi trong giấc mơ, tôi đang cầm sợi giây roi và quất vào một cái gì đó. Mẹ nói với tôi : "Mỗi một kinh Kính Mừng con đọc trong tràn hạt Mân Côi là mỗi roi đòn con quất Satan đó".



Có những đêm thức trắng, ngồi bên bàn thờ nhỏ trong phòng, tôi chẳng cầu nguyện được gì, nhưng chỉ biết khóc, cho đến lúc mặt trời mọc. Những giọt lệ ăn năn sao mà ngọt ngào quá! Nó là những thuốc thơm xoa dịu những vết thương trên thân thể Chúa tôi. Phải, những roi đòn, mão gai và đinh sắt vẫn còn in sâu trên mình Chúa bởi những tội lỗi tôi đã phạm... Và Chúa đã nhận lấy những giọt nước mắt thống hối này. Ngài đã tỏ ra bằng một mùi thơm trầm hương pha lẫn hoa huệ, toả ra từ bàn thờ. Mùa hương đó thật nồng nàn, và được tái diễn cả tháng này qua tháng nọ; mỗi khi tôi lần hạt Mân Côi và tâm sự với Chúa, ngay cả những lúc tôi ngủ say, thể như Chúa nói với tôi: "Cha luôn ở bên con, đừng lìa xa Cha nữa".



Chúa ôi! con cảm tạ Chúa đã nhẫn nại chờ đợi con quay trở về cùng Chúa mà không để con chết trong lúc linh hồn con đắm chìm trong bóng đêm tội lỗi.



Lạy Mẹ Maria! không có Mẹ thì con sẽ ra sao? Vì con chẳng đáng được Chúa thứ tha, chỉ đáng bị luận phạt mà thôi.



Bạn đọc thân mến! những dòng chữ này được viết bằng nước mắt của một linh hồn thống hối ăn năn. Tôi khóc vì tội lỗi mình gây bao nhiêu đau đớn cho Chúa và Mẹ Maria, tôi còn khóc vì cảm nghiệm thế nào là Lòng Thương Xót vô bến bờ của Chúa dành cho linh hồn tôi nói riêng, và Lòng Thương Xót đó còn trải dài và tuôn đổ xuống mỗi linh hồn chúng ta. Hãy trở về! hãy trở về cùng Cha nhân từ, Ngài đang mỏi mắt trông chờ chúng ta từng phút từng giây.



Còn một điều tôi muốn tỏ cùng bạn đọc. Trong thời gian tôi lần hạt Mân Côi và được Mẹ ban ơn trở về cùng Chúa, Satan rất tức giận. Hắn ta tung ra những mánh lới hầu làm vợ chồng tôi hoảng sợ mà bỏ không lần hạt nữa.



Rất nhiều hiện tượng xảy ra nhưng vì để tránh dài dòng nên tôi không viết ra chi tiết. Chỉ xin bạn đọc đặt câu hỏi: "vì sao hắn ta lại làm như thế?".



Cũng chỉ vì Kinh Mân Côi đã phá tan mưu chước của nó, và giật khỏi tay nó biết bao nhiêu là linh hồn! Nhưng đừng sợ, đã có Mẹ Maria là sức mạnh của chúng ta, hãy "trở nên những gót chân của Mẹ để đạp đầu Satan" (lời Mẹ nói với cha Stephano Gobbi, Phong Trào Linh Mục Dức Mẹ)



Hỡi những linh hồn đau khổ, cô đơn, không tìm được hạnh phúc của cuộc đời và không định được hướng đi. Bạn đừng chán nản, hãy đến bên Mẹ Maria bằng phép lần hạt Mân Côi. Mẹ sẽ ban cho bạn hạnh phúc tuyệt hảo là chính Chúa Giêsu, con Chí Thánh của Mẹ. Chúa Giêsu sẽ lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn bạn bằng chính Ngài. Rồi đây bạn sẽ chẳng còn mơ ước gì nữa, ngoài việc yêu mến Chúa và Mẹ Maria và làm cho các Ngài được mến yêu.



Hỡi những linh hồn thánh thiện! bạn có muốn làm vui lòng Chúa Giêsu không? Còn gì làm vui lòng Chúa hơn là khi Chúa thấy người Mẹ dấu yêu của Chúa được các con cái yêu mến và cậy tin!



Vậy hãy sùng kính Mẹ Maria hơn nữa, hãy nghe lời Mẹ dạy trong những lần Mẹ hiện ra đây đó trên khắp thế giới "các con hãy lần hạt Mân Côi". Tôi xin bạn đừng xem thường phép lần hạt Mân Côi và cho rằng đó là những lời kinh vô nghĩa, mất thì giờ. Kinh Mân Côi là khí giới của bạn đấy! Cha Thánh Pio, Năm Dấu khi đau đớn trên giường, gọi một thày và nói : "hãy đưa cho tôi khí giới của tôi". Vật gì mà ngài gọi là khí giới của ngài? Đó là sâu chuỗi đó các bạn.



Hãy yêu mến Mẹ đi, Mẹ sẽ làm bạn nên thánh như Mẹ đã làm cho các Thánh khi các ngài còn trên dương thế. Mẹ sẽ dẫn chúng ta đến tận Thánh Tâm Chúa Giêsu bằng con đường tắt, vừa ngắn gọn, vừa êm ái.



Tôi xin chấm dứt bài viết này bằng lời nguyện mà Chúa đã dạy tôi trong một giấc mơ:



"Lạy Chúa, con ví mình như cánh lục bình kia;
Còn Chúa là Giòng Sông
Lục bình không thể nào sống tách rời Con Nước kia được
Dù bao nhiêu bão táp, cuối cùng rồi Chúa cũng đưa con về đến bến bình yên".



Lạy Mẹ Maria! con nguyện đền đáp ơn Mẹ bằng cách khuyến khích mọi người con quen biết lần hạt Mân Côi và nhất là yêu mến Mẹ, sẵn sàng tận hiến cho Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ để Mẹ dạy dỗ chúng con luôn sống sao đẹp lòng Chúa và cuối cùng được hưởng phúc Thiên đàng, là nơi Chúa dọn sẵn chỗ chờ đợi mỗi người chúng con. Xin cho con nguyện "lấy tình đáp tình" Mẹ nhé.



Lucia M.T. - Canada
.. Vào thời kỳ Cha thánh Jean-Marie Vianney (1786-1859) làm Cha Sở họ Ars, có một phụ nữ Công Giáo Pháp vô cùng đức hạnh. Bà không may kết hôn với người đàn ông - mặc dầu hết lòng yêu thương vợ - lại tuyệt đối dửng dưng với mọi hình thức sống đạo như cầu nguyện, đi nhà thờ tham dự Thánh Lễ và lãnh bí tích Giải Tội. Không! Ông không muốn nghe vợ nói đến ”mấy cái chuyện sống đạo” này!

Người vợ hiền đức có lòng đặc biệt yêu mến Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Hàng năm vào Tháng 5, Tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, bà cẩn thận dọn một bàn thờ và đặt ảnh thánh Đức Mẹ. Mỗi buổi sáng bà hái hoa tươi trong vườn đem vào trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Người chồng - mỗi buổi chiều từ cánh đồng trở về - cẩn thận mang cho hiền thê một bó hoa hồng tươi thật đẹp. Người vợ vô cùng sung sướng. Bà vội vàng đem bó hoa hồng đến bàn thờ và đặt trước bức ảnh Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Không ai biết lý do nào thúc đẩy người chồng mang hoa hồng từ cánh đồng về. Ông làm vì yêu thương trìu mến vợ hay là để tỏ lòng kính mến Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc??? Không ai biết, vì ông không nói và người vợ cũng tế nhị không hỏi! Bà chỉ lặng lẽ âm thầm cầu nguyện cho chồng.
Thế rồi vào một ngày, tai nạn đau thương xảy ra. Người chồng bị ngã ngựa và chết ngay tại chỗ. Chết không một lời trăn trối. Người vợ vô cùng đau đớn. Bà thương khóc chồng. Bà khóc vì nhớ thương chồng. Nhưng nhất là, bà khóc vì thấy chồng vội vã ra đi mà không lãnh các bí tích sau cùng trước khi chết. Ai biết được linh hồn chàng giờ đây lưu lạc nơi chốn nào???
Quá buồn sầu, sau khi chôn cất chồng, người vợ ra đi tìm khuây khỏa nơi việc du hành qua các thành phố nổi tiếng của nước Pháp. Bà muốn tìm kiếm tia sáng hy vọng nào đó trước cái chết bất ngờ của chồng. Sau cùng bà ghé đến làng Ars nơi Cha thánh Jean-Marie Vianney đang làm Cha Sở.
Lạ lùng thay, vừa trông thấy bà, trông thấy khuôn mặt ảo não của bà, Cha Sở tốt lành thánh thiện nói ngay:
tuongvi_th.jpg- Bà đang lo âu sầu khổ vì chồng bà chết mà không được lãnh các bí tích sau cùng! Nhưng bà lại quên mất các đóa hồng tươi, chồng bà mang về cho Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, mỗi khi ông từ cánh đồng làm việc trở về sao? Chính các bó hoa này đã cứu thoát ông! Hay nói đúng hơn, chính Đức Mẹ đã bầu cử cho ông được ơn cứu rỗi. Hiện ông đang đền tội trong Lửa Luyện Ngục. Hãy cầu nguyện nhiều cho ông mau được giải thoát khỏi chốn luyện hình!
Không thể nào giải thích và diễn tả cho hết nỗi kinh ngạc tột cùng của bà vợ. Nhưng nhất là, nỗi sung sướng khôn lường của bà khi biết chắc chắn rằng chồng mình đã được cứu rỗi! Cứu rỗi nhờ các đóa hoa hồng dâng kính Đức Mẹ. Nhưng bà ngạc nhiên tự hỏi:
 Ai đã nói cho Cha thánh họ Ars biết về các đóa hoa hồng tươi thắm này???
Tự hỏi rồi bà tự trả lời:
-        Có lẽ chính Đức Mẹ MARIA đã tỏ lộ cho Cha Sở biết để Cha Sở có thể an ủi nỗi buồn khổ lo lắng to lớn của mình!!!
Ôi, lòng từ mẫu bao la của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Đức Mẹ đã trả công bội hậu cho một cử chỉ bé nhỏ trìu mến! Nguyện mãi mãi ghi ơn Mẹ!
387 năm sau ngày cha Đắc Lộ đặt chân đến và gieo những hạt giống Tin Mừng đầu tiên trên vùng đất Nghệ – Tĩnh – Bình. 170 năm - một cột mốc đáng nhớ trong hành trình Đức tin đầy ân sủng của giáo đoàn Vinh dưới sự quan phòng của Thiên Chúa và sự đồng hành chở che của Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.

Để mừng sự kiện trọng đại đó, Tòa Giám Mục đã gửi Thư thỉnh nguyện xin mở Năm Thánh giáo phận tới Tòa Thánh Vatican. Thừa lệnh Đức Thánh Cha Phanxicô, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban phép cho Giáo phận Vinh mở Năm Thánh từ 27/3/2015 đến 27/3/2016 mừng kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận. Đây là một thời điểm kỷ niệm đặc biệt và là cơ hội để giáo đoàn Vinh nhìn về quá khứ với niềm cảm tạ Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, và cũng nhằm chấn hưng hiện tại và hướng tới tương lai trên hành trình Đức tin của mình.
Sáng hôm nay, thứ Ba 31/03/2015, một biến cố trọng đại trong năm kỷ niệm đặc biệt, tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, trung tâm của cả Giáo phận Vinh đã diễn ra Thánh lễ Truyền Dầu và Khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 thành lập Giáo phận. Thánh lễ có sự hiện diện của mọi thành phần Dân Chúa: Đức cha Phaolô – chủ chăn giáo phận, Đức cha Phụ tá Phêrô, Đức cha Phaolô Maria, toàn thể Linh mục đoàn đang phục vụ tại giáo phận Vinh, các Đại chủng sinh và Tiền chủng sinh, các Tu sỹ nam nữ thuộc các Hội Dòng, đại diện các Hội đoàn, đại diện Hội đồng Mục vụ của 189 giáo xứ trong toàn Giáo phận và hàng chục ngàn bà con giáo dân giáo hạt Xã Đoài. Trong Thánh lễ này, Đức Giám mục Phaolô đã hiến thánh Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập bí tích Truyền chức Thánh.
170 năm - hành trình Đức tin đầy ân sủng
Ngược dòng lịch sử, hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên vùng đất Nghệ - Tĩnh - Bình, tức lãnh thổ giáo phận Vinh ngày nay từ rất sớm. Nhưng một cách chính xác, phải nói đó là năm 1629, tức là 2 năm sau khi nhà truyền giáo vĩ đại cha Ðắc Lộ đặt chân lên Cửa Bạng, Thanh Hóa ngày 19/03/1627. Năm 1629, cha Ðắc Lộ và cha P. Marques ở Thăng Long, bị bức xuống thuyền theo đường biển vào Nam để về Macao. Ðoàn tranh thủ giảng Đạo tại những cửa biển thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình: Cửa Chúa, Cửa Lò, Cửa Rùm, Cửa Sót. Qua dòng thời gian, những hạt giống đức tin đã không ngừng bén rễ sâu, phát triển và trổ sinh hoa trái trên khắp vùng đất Nghệ - Tĩnh - Bình. Công cuộc truyền giáo ngày càng phát triển và ổn định, số giáo hữu ngày càng tăng. Nhận thấy công cuộc truyền giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, năm 1659 Tòa Thánh chính thức ban sắc lệnh thành lập 2 Giáo phận mới: Giáo Phận Ðàng Ngoài, từ tỉnh Quảng Bình trở ra, được giao cho Ðức cha Francois Fallu coi sóc, và Giáo Phận Ðàng Trong, từ Huế trở vào Nam, được giao cho Ðức cha Lambert de la Motte coi sóc. Sau đó, khi số giáo dân tăng rất nhanh, Giáo phận Ðàng Ngoài lại chia ra thành 2 Giáo phận mới nữa: Giáo phận Ðông Ðàng Ngoài, gồm Hải Phòng và các tỉnh phía Đông Bắc, và Giáo phận Tây Ðàng Ngoài, từ Hà Nội cho tới Quảng Bình.
Ngày 27/3/1846, giáo phận Vinh được chính thức thành lập, tách ra từ Giáo phận Tây Đàng Ngoài, Ðức cha Gauthier Ngô Gia Hậu được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi. Đây là biến cố trọng đại đánh dấu bước phát triển lớn lao trong công cuộc truyền giáo tại vùng đất Nghệ – Tĩnh – Bình. 170 năm hành trình Đức tin của giáo đoàn Vinh từ đó đến nay trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, bao thử thách khắc nghiệt của thời cuộc, nhưng nhờ tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, dưới cánh tay giữ gìn của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, giáo đoàn Vinh đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Năm Thánh Giáo phận Vinh: “Tri ân quá khứ – chấn hưng hiện tại – vững bước tương lai”
8h30, đoàn rước nhập lễ bắt đầu từ Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ Chính tòa. Đoàn rước với đủ mọi thành phần con cái Vinh: Đức cha Phaolô – chủ chăn giáo phận, chủ tế thánh lễ, Đức cha phụ tá Phêrô, Đức cha Phaolô Maria, toàn thể linh mục đang phục vụ tại giáo phận Vinh; đại diện Hội đồng Mục vụ của 189 giáo xứ, Đại chủng sinh và Tiền chủng sinh, đại diện các Hội Dòng và các Hội Đoàn. Đoàn rước bước đi trong sự chào đón và hợp lòng của hàng chục ngàn bà con giáo dân giáo hạt Chính tòa Xã Đoài.
Trước giờ khai lễ, Đức cha phụ tá Phêrô đã công bố sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép Giáo phận Vinh mở Năm Thánh, theo đó Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận Vinh được chính thức khai mạc. Từ hôm nay, cánh cửa Năm Hồng Ân sẽ được mở ra cho toàn Giáo phận, và dòng chảy ân sủng sẽ được tuôn trào đến mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Vinh.
Năm Thánh được mở ra như là thời gian ân sủng đặc biệt để mọi thành phần con cái Giáo đoàn Vinh cảm nhận tình thương của Thiên Chúa và sự chở che của Đức Maria Hồn Xác Lên Trời trong suốt dòng thời gian qua. Năm Thánh cũng giúp mỗi người con trong toàn Giáo phận canh tân đời sống, đem tình yêu và ơn lành của Chúa đến cho tha nhân, và cũng là thời điểm thuận lợi để tái khám phá giá trị của Tin Mừng, ý thức hơn vai trò, trách nhiệm chứng tá Đức tin của mình trong thời đại hôm nay.
Lễ Truyền Dầu: dấu chỉ của mối dây hiệp thông
Dầu là dấu chỉ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trên hết là Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma được dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: Được xức cho các tân tòng trong Bí tích Rửa Tội, cho các Kitô hữu trong Bí tích Thêm Sức, cho các linh mục và một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để xức khi cung hiến bàn thờ và nhà thờ. Dầu Bệnh Nhân dùng để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn. Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác để chuẩn bị gia nhập trọn vẹn vào Hội Thánh Chúa .
Lễ Dầu hôm nay còn diễn tả mối hiệp thông sống động giữa linh mục đoàn với Đức Giám mục của mình. Giám mục được xức Dầu Thánh trên đầu để nhận Chúa Thánh Thần, thủ lãnh cho sứ vụ lãnh đạo Dân Chúa, chia sẻ chức tư tế viên mãn với Đức Kitô. Linh mục được xức dầu trong lòng bàn tay để xứng đáng dâng hy lễ thánh là Đức Kitô Giêsu lên Chúa Cha và như cánh tay nồi dài của Giám mục để thể hiện sự thông phần vào chức tư tế viên mãn của Giám mục. Và sự hiệp thông đó lại được củng cố bằng việc các linh mục lập lại lời hứa khi chịu chức với xác quyết trung thành, vâng phục, phụng sự Chúa và Giáo Hội; Sự hiệp thông đó còn thể hiện khi các linh mục đồng tế cộng tác Đức Giám mục trong việc thánh hiến Dầu thánh. Lễ Dầu mời gọi các linh mục diễn tả sống động dấu chỉ của đức tin, dấu chỉ của ơn gọi mà các ngài đã và đang dấn bước.
Bên cạnh đó, Lễ Dầu còn biểu thị sinh động mối hiệp thông giữa đoàn chiên và các vị chủ chăn của mình. Mỗi Kitô hữu đều đã được xức Dầu trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đặc biệt là Bí tích Thêm Sức, vì thế, tất cả mọi người đều được thông phần vào chức tư tế cộng đồng và được liên kết với nhau trong ân sủng của Thiên Chúa. Mối dây hiệp thông đó mời gọi mỗi người cộng tác với Đức Giám mục và linh mục là những tư tế thừa tác để không ngừng làm chứng cho Thiên Chúa, nhờ đó ánh sáng Tin Mừng sẽ được chiếu toả mạnh mẽ, xuyên qua mọi nghịch cảnh và thấm đẫm vào mọi ngõ ngách cuộc đời.
170 năm qua, con thuyền Giáo phận vẫn băng băng lướt sóng dưới sự bao bọc và chở che của ân sủng, mặc cho những cơn phong ba bão táp. Năm Thánh đã được mở ra, Mẹ Giáo phận không ngừng mời gọi con cái mình, từng cá nhân, gia đình, cộng đoàn giáo xứ luôn biết sám hối và canh tân đời sống để nên thánh, và nhờ đó làm cho những người khác cũng được thuộc về Dân Thánh. Đó chính là những hành động thiết thực nhất để mỗi người con giáo phận Vinh hôm nay tạ ơn Chúa và tri ân các bậc tiền nhân.


 Tấn Hùng


Phải chăng hành động tri ân cảm tạ hay nhất là can đảm noi gương các ngài tiếp tục sứ vụ loan báo Tin Mừng? Về điểm nay, tạ ơn Chúa, trong thời gian gần đây, một số nơi đã bắt đầu hân hoan cử hành nghi thức gia nhập Đạo Chúa cho những người lớn. Đặc biệt, nhiều người trẻ gốc Vinh đã gia nhập các giáo phận hay Dòng tu quốc tế và hiện đang có mặt ở khắp năm châu, bốn bể. Tuy nhiên, một số giáo xứ hầu như vẫn giẫm chân tại chỗ và vẫn loay hoay bảo vệ “cách giữ Đạo và tập tục cũ” hơn là kiếm tìm sáng kiến mới để “sống Đạo” và “truyền Đạo”. Vì vậy, câu hỏi của Đức Thánh Cha đang tiếp tục chất vấn chúng ta: Tại sao chưa lên đường? Chúng ta còn chờ gì nữa?




TRI ÂN QUÁ KHỨ
CHẤN HƯNG HIỆN TẠI
VÀ TIẾP BƯỚC CÁC CHỨNG NHÂN TIN MỪNG
(Bài giảng của Đức cha Phaolô trong thánh lễ Truyền Dầu và khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh)

Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, vào dịp Lễ Dầu, đại diện tất cả thành phần Dân Chúa trong giáo phận qui tụ về Nhà Thờ Chính Tòa để kỷ niệm sự kiện Đức Giêsu chia sẻ chức vụ tư tế của Ngài cho các Tông đồ và ngang qua các ngài cho tất cả các linh mục. Trong ngày trọng đại này, cộng đoàn Dân Chúa được mời gọi cầu nguyện cho các mục tử của mình. Có lẽ suốt dọc lịch sử của Giáo phận, chưa bao giờ chúng ta cử hành Lễ Dầu với nhiều dấu ấn và niềm vui đặc biệt như năm nay. Thật vậy, đây là Năm Phúc-Âm-Hóa Cộng Đoàn, Năm Thánh Đời sống Thánh Hiến, Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót và Năm Thánh 170 Năm Thành Lập Giáo Phận Vinh.
Nhưng, bất chấp niềm vui và hồng ân khác thường ở trên, chúng ta cần ý thức rằng Lễ Dầu không bao giờ là một ngày lễ hội theo kiểu “hằng năm cứ hẹn lại lên”. Trái lại, đây là một cơ hội đặc biệt để hoán cải, đổi mới cuộc đời và khởi đầu một giai đoạn mới dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Các linh mục được mời gọi lặp lại lời hứa “xin vâng” trong ngày Thụ phong và can đảm nhìn lại chính mình. Biết bao nợ nần trả chưa xong? Nợ Chúa, nợ Giáo Hội, nợ Anh Chị Em tín hữu? Một linh mục đã bộc lộ tâm sự đó qua vần thơ ngọt ngào:
Ôi linh mục ! Một cuộc đời mắc nợ !
Đến bao giờ mới trả cho xong?
Nhìn lại chính mình : Ôi kiếp phận long đong
Nợ lời cam kết từ thuở lên bàn thánh.
Nợ bài Thánh Vịnh chưa tròn của giờ Kinh Sáng
Nợ những giờ Chầu Thánh Thể chiều đông
Mắc nợ người nghèo bàn tay thân mật,
Mắc nợ những em thơ ánh mắt dễ thương…
Nợ đức khó nghèo, nợ lòng trong trắng,
Để nêu gương thánh thiện cho đời…
Nợ những bước chân của trưa nắng gắt, của chiều đông lạnh,
Để về thăm bao địa chỉ khó nghèo,
Những cụ già, những bệnh nhân trong xó tối hẩm hiu…
Khao khát chờ mong, chỉ một lần gặp người mục tử! 
(Lm TĐH)
Trong ý nghĩa đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tha thiết nài xin Chúa Giêsu để lời nguyện cầu thuở xưa của Ngài cho các Tông Đồ cũng được thể hiện nơi tất cả các linh mục đang hiện diện ở đây: “Cũng như Cha đã sai Con đến trần gian, thì Con cũng thế, Con cũng đã sai họ đến trần gian. Vì họ, Con xin thánh hiến chính mình Con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 17-19).
Khi tuyên bố: “Vì họ, Con xin thánh hiến chính mình Con”, Đức Kitô đã đương nhiên tự xem mình vừa là tư tế, vừa là lễ vật và hiến tế. Mầu nhiệm cứu độ nói chung, cũng như nguồn gốc chức linh mục nói riêng đều hàm chứa trong đó. Cũng như Đức Kitô, các linh mục thừa tác phải tự hiến mình cho Thiên Chúa và cho anh chị em nhân loại. Kinh nguyện Thánh Thể II lấy lại cách trình bày của Đệ Nhị luật để mô tả nhiệm vụ của các linh mục thừa tác là người “ứng trực trước tôn nhan Chúa và phụng sự Ngài”. Vì vậy, Bí tích Thánh Thể luôn luôn phải là trung tâm của đời linh mục.
 “Xin Cha hãy thánh hiến họ”. Chữ thánh hiến nói đây có nghĩa là dâng hiến trọn vẹn một cái gì hay người nào đó cho Thiên Chúa; kéo họ ra khỏi những toan tính thường tình hay khung cảnh tự nhiên của đời thường để dẫn đưa họ vào cảnh vực thần linh. Như vậy, “Xin Cha hãy thánh hiến họ” có nghĩa là xin Cha lấy ra khỏi thế gian để dâng hiến trọn vẹn cho Cha. Mặc dù các linh mục thừa tác là con người và là thành phần của của cộng đoàn Dân chúa, nhưng một khi được Thiên Chúa thánh hiến thì họ được kéo ra khỏi những toan tính và sinh hoạt thường tình của đời thường để triệt để thuộc về Chúa và phục vụ anh chị em. Họ phải hoàn toàn trở nên một với Đức Kitô và có khả năng nhận diện được khuôn mặt muôn hình vạn trạng của Người nơi những ai đau khổ, lầm than, đói rách…
Lời nguyện thánh hiến không phải chỉ cho các Tông đồ, mà còn cho tất cả tư tế trong suốt lịch sử cứu độ. Bởi vì, “do bí tích Truyền Chức Thánh được Thiên Chúa thiết lập, một số Kitô hữu được đặt làm thừa tác viên có chức thánh, nhờ được ghi ấn tích không thể xóa nhòa, như thế họ được thánh hiến và được chỉ định, mỗi người tùy theo cấp bậc của mình, để hướng dẫn đoàn dân Chúa, bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và lãnh đạo nhân danh Đức Kitô là Đầu” (Gl 1008).
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý chúng ta về hồng ân của Bí tích Rửa tội, nhờ đó chúng ta được làm Con Chúa và ý nghĩa phục vụ của chức tư tế thừa tác. Theo Ngài, “chức tư tế thừa tác là phương tiện Chúa Giêsu dùng để phục vụ dân Ngài, nhưng phẩm giá cao cả của chúng ta bắt nguồn từ bí tích Rửa tội, mà mọi người có thể lãnh nhận. Việc đồng hóa linh mục với Đức Kitô là đầu – nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng – không có nghĩa là đặt linh mục lên trên những người khác. Trong Hội Thánh, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác”… Thậm chí khi chức năng của chức linh mục thừa tác được coi là thuộc “phẩm trật”, ta vẫn phải nhớ rằng “nó hoàn toàn được qui hướng về sự thánh thiện của các chi thể Đức Kitô”. Chìa khóa và trục của chức tư tế này không phải là quyền lực hiểu như là thống trị, nhưng là quyền để được phục vụ và cử hành bí tích Thánh Thể. Nguồn gốc quyền bính của chức linh mục luôn luôn là sự phục vụ Dân Thiên Chúa” (EG 104).
Đức Thánh Cha mạnh mẽ chỉ trích “thứ giáo sĩ trị quá đáng, đẩy giáo dân sang bền lề các quyết định” (EG 101). Mặc dầu, giáo dân là thành phần đông đảo nhất trong Dân Thiên Chúa, nhưng sự hiện diện và dấn thân của họ còn quá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân gây nên thảm trạng này, nhưng nguyên nhân chính là vì giáo dân không được đào tạo để đảm nhận những trách nhiệm quan trọng, hay vì họ không tìm được chỗ đứng thích hợp trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha ước mong giáo sỹ biết lắng nghe giáo dân và nới rộng không gian cho họ được hiện diện nhiều hơn trong cơ cấu Giáo Hội.  
Hơn nữa, công cuộc Tân Phúc Âm hóa đòi hỏi phải đổi mới tầm nhìn, phương pháp, ngôn ngữ, lòng nhiệt thành, đặc biệt phải có một cách hiểu mới về vai trò của mỗi Kitô hữu. Mọi Kitô hữu phải là nhà truyền giáo theo mức độ họ đã gặp gỡ tình thương của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không nên tiếp nối mình là “những môn đệ” và “người truyên giáo”, nhưng đúng hơn, chúng ta luôn luôn là những “môn đệ truyền giáo”. Chúng ta hãy nhìn vào những môn đệ đầu tiên, vì vừa khi bắt gặp cái nhìn của Đức Giêsu, các ông đã vui vẻ ra đi loan báo về Ngài: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mesia”. Người phụ nữ Samaria đã trở thành người loan báo Tin Mừng ngay sau khi nói chuyện với Đức Giêsu và nhiều người Samaria đã tin Ngài “vì lời chứng của người phụ nữ” (Ga 4,39). Thánh Phaolô cũng vậy, sau khi gặp Đức Giêsu, “lập tức lên đường rao giảng về Ngài ” (Cv 9,20). Vậy chúng ta còn chờ gì nữa?” (EG 120). 
 Trên Logo “Năm Thánh 170 Năm Thành Lập Giáo Phận Vinh”, nổi bật hình ảnh một con thuyền đang lướt sóng, giữa là cây Thánh giá, còn hai bên là hai cánh buồm căng gió với con số 1629 hiện rõ trên đó. Đây là hình ảnh con thuyền đầu tiên đã đưa các vị thừa sai đến Nghệ - Tĩnh – Bình vào năm 1629. Trong Kinh Năm Thánh, chúng ta cũng cảm tạ Chúa đã sai các nhà truyền giáo đến loan báo Tin Mừng cứu độ cho quê hương đất nước và chúng ta khẩn khoản nài xin Chúa Thánh Thần hiệp nhất mọi thành phần trong giáo phận để hăng say loan báo Tin Mừng cho nhiều người hơn.
Phải chăng hành động tri ân cảm tạ hay nhất là can đảm noi gương các ngài tiếp tục sứ vụ loan báo Tin Mừng? Về điểm nay, tạ ơn Chúa, trong thời gian gần đây, một số nơi đã bắt đầu hân hoan cử hành nghi thức gia nhập Đạo Chúa cho những người lớn. Đặc biệt, nhiều người trẻ gốc Vinh đã gia nhập các giáo phận hay Dòng tu quốc tế và hiện đang có mặt ở khắp năm châu, bốn bể. Tuy nhiên, một số giáo xứ hầu như vẫn giẫm chân tại chỗ và vẫn loay hoay bảo vệ “cách giữ Đạo và tập tục cũ” hơn là kiếm tìm sáng kiến mới để “sống Đạo” và “truyền Đạo”. Vì vậy, câu hỏi của Đức Thánh Cha đang tiếp tục chất vấn chúng ta: Tại sao chưa lên đường? Chúng ta còn chờ gì nữa?
Cuối cùng, trong Năm Thánh Lòng Chúa thương xót, một lần nữa Đức Thánh Cha nhắn nhủ tất cả các Kitô hữu và đặc biệt các mục tử phải là những con người của lòng thương xót, nhất là khi thi hành bí tích giải tội. Đặc biệt, “Tòa Ân Giải Tối Cao tha thiết mời gọi các linh mục đã được ban năng quyền giải tội, vì đức ái mục tử, quảng đại dấn thân vào việc cử hành Bí tích Hòa Giải và thường xuyên trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân”. Theo gương Thầy Chí Thánh, linh mục phải là một người đầy lòng trắc ẩn và luôn xót thương. Con người hôm nay đang chờ mong nơi chúng ta niềm cảm thông, những lời ủi an, sự hướng dẫn tận tình, khích lệ và tha thứ. Chúng ta được mời gọi trở thành những bàn tay nối dài của Thiên Chúa để xoa dịu những nỗi thương đau, để chúc lành và tha thứ.

Xin Thiên Chúa cho chúng ta trung thành với ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tu sỹ và linh mục của mình để hăng say sống và loan báo Tin Mừng. AMEN